Học thuyết công bằng của John Stacy Adams

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực của người lao động tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy việt nam (Trang 30 - 31)

1.4 Một số học thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc

1.4.4 Học thuyết công bằng của John Stacy Adams

Học thuyết này của John Stacy Adams đề cập đến vấn đề nhận thức của NLĐ về mức độ đối xử đúng đắn và công bằng trong tổ chức. Học thuyết này đề cập đến 4 gợi ý:

Một là, các cá nhân luôn tìm cách tối đa hóa thu nhập của mình;

Hai là, tập thể có thể tối đa hóa phần thƣởng của mình thông qua cách phân chia công bằng theo đóng góp của những thành viên của mình. Những hệ thống công bằng này sẽ đƣợc mở ra trong các nhóm/tổ và các thành viên của nhóm sẽ thuyết phục những thành viên khác tham gia vào hệ thống này. Con đƣờng duy nhất mà các nhóm có thể thuyết phục các thành viên là đối xử công bằng với họ hơn là thể hiện một sự thiên vị nào đó. Nhƣ vậy các nhóm nên thƣởng cho các thành viên một cách công bằng hơn là phạt họ.

Ba là, khi NLĐ phát hiện ra họ bị đối xử không công bằng, họ sẽ bắt đầu thất vọng. Theo học thuyết này, cả hai cá nhân đƣợc hƣởng “quá nhiều” và “quá ít” đều cảm thấy thất vọng vì ngƣời đƣợc hƣởng quá nhiều cảm thấy mình là tội đồ và áy náy, còn ngƣời đƣợc hƣởng quá ít có thể cảm thấy giận giữ hoặc bẽ mặt.

Bốn là, những cá nhân nhận đƣợc sự đối xử không công bằng sẽ cố gắng thiết lập lại sự công bằng.

Những luận điểm cơ bản của học thuyết này có thể áp dụng trong quản lý nhân lực, theo đó:

Con ngƣời luôn mong đợi đƣợc hƣởng nhƣ nhau khi có cống hiến nhƣ nhau, vì vậy mà nhà quản lý nên tạo cho họ cơ hội có nhiều cống hiến nhất, có thể bố trí NLĐ làm việc với thời gian linh hoạt;

Nhà quản lý phải giải thích cho những NLĐ cùng làm công việc nhƣ nhau về sự công bằng vì họ có thể có quan niệm khác nhau về sự công bằng; khi đƣa ra quy chế phân phối công bằng, nhà quản lý cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của NLĐ;

Nhà quản lý cần chú ý đến việc thiết lập mối tƣơng quan về thu nhập trong tổ chức, không nên trả lƣơng quá cao cho những NLĐ thuộc nhóm quản lý cấp cao;

Cảm nhận về sự công bằng trong phân phối của nhân viên có thể rất khác nhau, do vậy, nhà quản lý cần phải định hƣớng sự cảm nhận đó một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực của người lao động tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)