Thang đo các thành phần sự thỏa mãn công việc của CBCNV

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 59 - 66)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Đánh giá chính thức thang đo

4.3.2.1 Thang đo các thành phần sự thỏa mãn công việc của CBCNV

Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất: Cho thấy có 06 yếu tố được trích với Eigenvalue là 1,068 và phương sai trích đạt 63,113% > 50%, chỉ số KMO là 0,937  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của 6 biến quan sát CV1, CV2, CV4, ĐT1, ĐT3, LT3 đều nhỏ hơn 0,50 không thỏa điều kiện. Do đó ta nên loại 6 biến này ra khỏi mô hình nghiên cứu, tuy nhiên không nên loại cùng lúc cả 6 biến quan sát này mà loại từng biến quan sát (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2008), biến nào có Factor loading lớn nhất trong số nhưng không đạt yêu cầu nhất sẽ bị loại trước. Factor loading lớn nhất của LT3 là 0,374 nhỏ hơn 5 số còn lại, ta ưu tiên loại LT3 trước.

Kết quả phân tích EFA lần thứ hai: Sau khi loại biến LT3, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,061 và phương sai trích đạt 63,576% > 50%, chỉ số KMO là 0,934  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của 5 biến quan sát CV1, CV2, CV4, ĐT1, ĐT3 đều nhỏ hơn 0,50 trong đó Factor loading lớn nhất của CV4 là 0,409 nhỏ hơn 4 số còn lại, ta ưu tiên loại CV4 trước.

Kết quả phân tích EFA lần thứ ba: Sau khi loại biến CV4, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,061 và phương sai trích đạt 64,197% > 50%, chỉ số KMO là 0,933  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của 3 biến quan sát CV1, CV2, ĐT3 đều nhỏ hơn 0,50 trong đó Factor loading lớn nhất của CV2 là 0,420 nhỏ hơn 2 số còn lại, ta ưu tiên loại CV2 trước.

Kết quả phân tích EFA lần thứ tư: Sau khi loại biến CV2, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,059 và phương sai trích đạt 64,862% > 50%, chỉ số KMO là 0,931  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của 2 biến quan sát CV1, ĐT3 đều nhỏ hơn 0,50 trong đó Factor loading lớn nhất của CV1 là 0,414 nhỏ hơn Factor loading lớn nhất của ĐT3 là 0,456 ta ưu tiên loại CV1 trước.

Kết quả phân tích EFA lần thứ năm: Sau khi loại biến CV1, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,056 và phương sai trích đạt 65,205% > 50%, chỉ số KMO là 0,930  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của 2 biến quan sát ĐT1 và ĐT3 đều nhỏ hơn 0,50 trong đó Factor loading lớn nhất của ĐT3 là 0,466 nhỏ hơn Factor loading lớn nhất của ĐT1 là 0,469 ta ưu tiên loại ĐT3 trước.

Kết quả phân tích EFA lần thứ sáu: Sau khi loại biến ĐT3, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,042 và phương sai trích đạt 66,090% > 50%, chỉ số KMO là 0,928  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên Factor loading lớn nhất của biến quan sát ĐT1 là 0,428 nhỏ hơn 0,50 nên ta loại ĐT1 khỏi mô hình.

Kết quả phân tích EFA lần thứ bảy: Sau khi loại biến ĐT1, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,032 và phương sai trích đạt 66,919% > 50%, chỉ số KMO là 0,924; các biến quan sát đều có Factorloading lớn nhất từ 0,50 trở lên.  việc phân tích nhân tố là phù hợp. Tuy nhiên ở biến quan sát ĐK4 có 2 giá trị Factor loading đều lớn hơn 0,50 và hội tụ về 2 nhân tố khác nhau, chứng tỏ biến ĐK4 bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố và không sự khác biệt quá lớn ở 2 yếu tố này (0,531 và 0,504) vì vậy để đảm bảo về mặt thống kê, ta sẽ loại biến này.

Kết quả phân tích EFA lần thứ tám: Sau khi loại biến ĐK4, EFA trích được 6 nhân tố với Eigenvalue là 1,015 và phương sai trích đạt 67,176% > 50%, chỉ số KMO là 0,921; các biến quan sát đều có Factorloading lớn nhất từ 0,50 trở lên. Như vậy, sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê (Phụ lục 5 phân tích EFA lần cuối).

Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA lần cuối

Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 5 6 ĐK2 ,717 ĐT4 ,693 ĐT2 ,651 ĐK3 ,639 ĐT5 ,610 ĐK1 ,600 CT3 ,808 CT2 ,748 CT1 ,726 CT4 ,644 CT5 ,593 ĐN2 ,763 ĐN1 ,705 ĐN4 ,627 ĐN3 ,614 ĐK5 ,607 CV3 ,508 PL3 ,743 PL4 ,659 PL1 ,648 PL2 ,624 LT2 ,776 LT1 ,690 LT4 ,786 LT5 ,723

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 10 iterations.

Tính toán hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhân tố mới rút trích ra từ phân tích nhân tố EFA:

Sau khi phân tích nhân tố EFA như trên, có nhiều biến bị loại dẫn đến thang đo có sự thay đổi và cả các biến trong thang đo đó. Kết quả còn lại 6 thang đo với 26 biến quan sát. Vì vậy cần thiết phải đánh giá lại hệ số Cronbach’s Alpha của 6 thang đo này:

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 1:

Thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,859 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến

của các biến đều < hơn Cronbach’s Alpha của thang đo  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 2:

Thang đo này có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,848 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến của các biến đều < hơn Cronbach’s Alpha của thang đo  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 3:

Thang đo này vẫn được giữ nguyên như phân tích trước đó, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,861 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến của các biến đều < hơn Cronbach’s Alpha của thang đo  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 4:

Thang đo này vẫn được giữ nguyên như phân tích trước đó và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,810 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến của các biến đều < hơn Cronbach’s Alpha của thang đo  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 5:

Thang đo này chỉ có 2 biến quan sát nên sẽ không xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,684 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3.  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Cronbach’s Alpha nhân tố thứ 6:

Thang đo này chỉ có 2 biến quan sát nên sẽ không xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến và có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,839 (>0,6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3.  Thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau EFA Biến quan sát Trung bình thang đo Biến quan sát Trung bình thang đo

nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến Môi trường làm việc

và chương trình ĐT ĐK1 17,66 14,681 ,668 ,832 ĐK2 17,46 14,212 ,730 ,820 ĐK3 17,43 14,455 ,672 ,832 ĐT2 17,61 15,240 ,625 ,840 ĐT4 17,78 14,847 ,660 ,834 ĐT5 17,58 15,664 ,544 ,854 Alpha = 0,859 Mối quan hệ ĐN ĐN1 16,83 13,634 0,707 0,808 ĐN2 16,97 14,113 0,696 0,812 ĐN3 16,89 14,568 0,646 0,821 ĐN4 17,37 14,464 0,527 0,844 ĐK5 16,85 14,383 0,569 0,835 CV3 16,98 13,957 0,659 0,818 Alpha = 0,848 Đội ngũ cấp trên CT1 12,93 9,891 0,728 0,820 CT2 13,17 9,952 0,658 0,838 CT3 13,10 9,837 0,744 0,816 CT4 13,04 10,346 0,660 0,837 CT5 13,28 10,052 0,614 0,850 Alpha = 0,861 Chế độ phúc lợi PL1 10,43 5,874 0,627 0,763 PL2 10,45 6,201 0,602 0,774 PL3 10,72 5,976 0,682 0,736 PL4 10,90 6,380 0,601 0,774 Alpha = 0,810 Tiền lương LT1 3,05 1,002 0,520 - LT2 3,27 1,034 0,520 - Alpha = 0,684 Chính sách trợ cấp LT4 3,04 1,027 0,725 - LT5 2,97 ,899 0,725 - Alpha = 0,839

Giải thích các nhân tố mới sau kết quả phân tích EFA:

Với việc sau khi phân tích nhân tố EFA, đã được rút lại chỉ còn 06 nhân tố. Dựa vào nội dung và bản chất của các biến cụ thể mà ta tiến hành tìm tên mới cho nhân tố chứa các biến quan sát đó sao cho phù hợp nhất:

- Nhân tố thứ nhất bao gồm 6 biến quan sát:

+ ĐK1: Tôi có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết để làm việc + ĐK2: Nơi tôi làm việc sạch sẽ và tiện nghi

+ ĐK3: Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn

+ ĐT2: Tôi được công ty đào tạo các kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình

+ ĐT4: Tôi thường được tham gia các khóa học đào tạo cần thiết cho công việc của mình do công ty tổ chức

+ ĐT5: Sau khi đào tạo tôi làm việc hiệu quả hơn

Các biến này thuộc thành phần Môi trường, điều kiện làm việc và Cơ hội đào tạo, thăng tiến. Nó phản ánh môi trường làm việc hiện tại và các cơ hội phát triển việc làm của nhân viên thông qua các khóa học, đào tạo kỹ năng…. Ta sẽ đặt tên mới cho nhân tố thứ nhất là “Môi trường làm việc và các chương trình đào tạo”.

- Nhân tố thứ hai bao gồm 6 biến quan sát:

+ ĐN1: Đồng nghiệp quan tâm, thân thiện với tôi

+ ĐN2: Đồng nghiệp tôi luôn tận tâm, tận tụy để hoàn thành tốt công việc + ĐN3: Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

+ ĐN4: Tôi cảm thấy môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân + ĐK5: Tôi thường được đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ

+ CV3: Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc

Các biến này thuộc thành phần Mối quan hệ đồng nghiệp; Môi trường, điều kiện làm việc và yếu tố công việc. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong cùng công ty với nhau, sự tương tác qua lại, giúp đỡ nhau và cảm nhận của nhân viên trong công việc. Ta sẽ đặt tên cho nhân tố thứ hai này là “Mối quan hệ đồng nghiệp”.

- Nhân tố thứ ba bao gồm 5 biến quan sát:

+ CT1: Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng

+ CT2: Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới + CT3: Cấp trên biết lắng nghe ý kiến của tôi

+ CT4: Cấp trên tin tưởng và thường xuyên giao việc cho tôi + CT5: Cấp trên quan tâm đến đời sống của nhân viên

Các biến này đều thuộc thang đo Đội ngũ cấp trên nên ta vẫn sẽ gọi nhân tố này là

“Đội ngũ cấp trên”.

- Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát:

+ PL1: Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT cho nhân viên

+ PL2: Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi nghỉ phép và nghỉ bệnh khi có nhu cầu

+ PL3: Công ty có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân viên

+ PL4: Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì ở nơi khác

Các biến này đều thuộc thang đo Chế độ phúc lợi nên ta vẫn sẽ gọi nhân tố này là

“Chế độ phúc lợi”.

- Nhân tố thứ năm bao gồm 2 biến quan sát:

+ LT1: Tôi được trả lương tương xứng với công việc đang làm

+ LT2: Tiền lương của tôi được trả ngang bằng với những công việc tương tự ở nơi khác

Hai biến quan sát này thuộc thành phần thang đo Chính sách lương, thưởng nhưng sau khi tách ra, nó phản ánh cụ thể hơn về khoản tiền lương của nhân viên. Nên ta sẽ đặt tên cho nhân tố này là “Tiền lương”.

- Nhân tố thứ sáu bao gồm 2 biến quan sát:

+ LT4: Tôi hài lòng với tất cả các khoản lương, thưởng của công ty + LT5: Các khoản lương, thưởng của công ty là hợp lý

Hai biến quan sát này cũng thuộc thang đo Chính sách lương, thưởng nhưng phản ánh rõ hơn về mức độ hài lòng cũng như sự công bằng trong các khoản trợ cấp của công ty dành cho nhân viên. Ta sẽ đặt tên cho nhân tố này là “Chính sách trợ cấp”.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)