.1 Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 36 - 41)

Các nhóm biến đạt yêu cầu ở trên sẽ tiến hành thực hiện việc thống kê mô tả và rút ra nhận xét về sự thỏa mãn ở từng chỉ tiêu cụ thể.

Bước 5: Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm cá nhân đối với từng tiêu chí trong mỗi thang đo và đối với sự thỏa mãn công việc chung (Kiểm định Kruskal – Wallis và phân tích sâu ANOVA).

Dùng kiểm định Kruskal – Wallis rút ra được những kết quả có ý nghĩa thống kê. Dùng phương pháp phân tích sâu ANOVA bằng kiểm định LSD để xem khác biệt như thế nào đối với các kết quả có ý nghĩa thống kê từ kiểm định Kruskal – Wallis trên.

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hình và bảng

Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu Bước Bước nghiên cứu Dạng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Kỹ thuật Thời gian Đối tượng Địa điểm

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm

25/03/2015 – 15/04/2015

12 CBCNV

của công ty Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, xử lý phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 19/04/2015 – 21/05/2015 CBCNV của công ty

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Điều chỉnh từ mô hình của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2008)

3.3 Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc, thang đo này đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các bảng câu hỏi phỏng vấn với 1: Hoàn toàn không đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo được sử dụng bao gồm 8 yếu tố thông qua 41 biến quan sát được kế thừa từ thang đo sự thỏa mãn công việc của người lao động đối với công ty của tác giả Lê Hồng Lam (2009), Huỳnh Thị Ngọc Hà (2013), Nguyễn Thiên Sơn (2013) và Nguyễn Trần Thanh Bình (2009). Thang đo này gọi là thang đo ban đầu với các biến quan sát cụ thể như sau: (Phụ lục 2).

Vấn đề nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, mô hình

nghiên cứu khái niệm

Nghiên cứu định tính Thảo

luận nhóm với người lao động

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu định lượng - Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha

- Phân tích nhân tố EFA, phương sai trích

- Xây dựng mô hình hồi quy

- Kiểm định – kết luận

Thang đo ban đầu như trên bao gồm các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của CBCNV. Tuy nhiên, cần phải bổ sung, điều chỉnh để các yếu tố và các biến quan sát trên cho thực sự phù hợp với công ty Nha Trang Seafoods – F17 vì sự kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trên có những khác biệt về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, môi trường lao động…

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để điều chỉnh và bổ sung cho thang đo ban đầu là dàn bài thảo luận đã chuẩn bị sẵn (Phụ lục 2) để thảo luận với người lao động ở công ty.

Sau khi thảo luận, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và đặt tên là thang đo chính thức. Trong thang đo chính thức chỉ còn 07 yếu tố do yếu tố “Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân” bị loại bỏ sau khi thảo luận, lý do được đưa ra là các biến quan sát trong yếu tố này đã được bao hàm trong các yếu tố khác trong mô hình, cụ thể biến quan sát “Môi trường làm việc đã tạo cho tôi sự thăng bằng giữa công việc và đời sống cá nhân” có liên quan đến các biến quan sát “Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ, hòa đồng” trong yếu tố “Môi trường, điều kiện làm việc”, biến quan sát “Cấp trên hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì sự thăng bằng giữa công việc và đời sống cá nhân của nhân viên” có liên quan đến các biến quan sát “Cấp trên quan tâm đến đời sống của nhân viên” trong yếu tố “Đội ngũ cấp trên”, hai biến quan sát “Tôi thực sự thỏa mãn giữa công việc và gia đình”“Tôi không bị áp lực của việc chọn lựa giữa công việc và bổn phận gia đình” liên quan nhiều đến biến quan sát “Tôi cảm thấy thoải mái”

trong yếu tố “Yếu tố công việc”, biến quan sát còn lại là “Khối lượng công việc tôi được yêu cầu làm rất hợp lý” được đề nghị chuyển sang “Yếu tố công việc”. Mặt khác, yếu tố “Sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân” được đánh giá là không thực sự được người lao động quan tâm nhiều và họ cho rằng nó không quan trọng.

Bên cạnh những biến đã bị loại bỏ, những biến còn lại cũng được chỉnh sửa lại như sau:

- Yếu tố môi trường, điều kiện làm việc:Biến quan sát “Tôi có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện công việc” và “Tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và bảo hộ lao động khi làm việc” được đề nghị đổi thành “Tôi có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết để làm việc” vì công việc chế biến thủy sản không đến mức yêu cầu các trang thiết bị bảo hộ cho lao động khi làm việc.

Ngoài ra còn được đề nghị bổ sung thêm biến quan sát “Tôi thường được đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ” vào yếu tố này. Như vậy yếu tố môi trường,

điều kiện làm việc có 05 biến quan sát.

- Yếu tố chính sách lương thưởng:Hai biến quan sát “Tôi được trả lương tương xứng với công việc tôi làm”“Mức lương của tôi hiện nay là phù hợp với năng lực và đóng góp của tôi” được nhận định là có sự tương đồng về mặt ý nghĩa nhưng biến thứ hai diễn đạt tốt hơn nên được đề nghị sử dụng biến thứ hai thay cho biến thứ nhất. Biến quan sát “Tôi được hưởng các khoản thưởng thỏa đáng”

sẽ được bỏ đi vì có ý nghĩa tương đồng với biến “Các khoảng lương, thưởng của công ty là hợp lý” nhưng diễn đạt ít rõ ràng hơn. Biến quan sát “Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì ở nơi khác” được đề nghị chuyển sang yếu tố chế độ phúc lợi sẽ phù hợp hơn. Hai biến quan sát “Tôi hiểu được các chính sách trợ cấp của công ty”“Tôi hài lòng với tất cả các khoản trợ cấp của công ty”, được đề nghị đổi thành “Tôi hiểu được các chính sách lương, thưởng của công ty”“Tôi hài lòng với tất cả các khoản trợ lương, thưởng của công ty” để diễn đạt chính xác hơn về mặt ý nghĩa. Như vậy, yếu tố chính sách lương, thưởng

có 05 biến quan sát.

- Yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến: Biến quan sát “Tôi có đầy đủ các cơ hội tương xứng cho sự phát triển về chuyên môn trong tổ chức này” “Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi được học tập để nâng cao kiến thức” được đề nghị gộp thành

“Cấp trên quan tâm tích cực đến sự phát triển và thăng tiến nghề nghiệp của tôi”

ngắn gọn mà phản ánh đầy đủ ý nghĩa của hai biến quan sát trên. Biến quan sát

“Công việc là thách thức đối với tôi” được đề nghị chuyển sang yếu tố công việc để phù hợp hơn về mặt ý nghĩa. Như vậy yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến có

05 biến quan sát.

- Yếu tố chế độ phúc lợi: Biến quan sát “Công ty đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên” được đề gộp với“Công ty luôn tổ chức các đợt khám sức khỏe định kì cho nhân viên” thành “Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên” ngắn gọn hơn và bao hàm ý nghĩa tốt hơn. Ngoài ra còn được đề nghị bổ sung thêm biến “Công ty có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân viên” và biến quan sát “Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì ở nơi khác” được chuyển từ yếu tố chính sách

lương thưởng sẽ được giữ nguyên mà không thay đổi câu chữ. Như vậy, yếu tố

chế độ phúc lợi có 04 biến quan sát.

- Yếu tố mối quan hệ đồng nghiệp: Biến quan sát “Đồng nghiệp luôn giúp đỡ lẫn nhau” được đề nghị chuyển thành “Tôi cảm thấy môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân” diễn đạt ý nghĩa tốt hơn. Như vậy yếu tố mối quan hệ đồng

nghiệp có 04 biến quan sát.

- Yếu tố đội ngũ cấp trên: Biến quan sát “Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới” được đề nghị bổ sung vào yếu tố trên. Biến quan sát “Cấp trên luôn lắng nghe ý kiến của tôi” được đề nghị đổi thành “Cấp trên biết lắng nghe ý kiến của tôi” sẽ làm cho người tiếp cận dễ dàng trả lời hơn. Biến quan sát “Cấp trên của tôi là một chuyên gia có năng lực” được đề nghị bỏ đi, vì để đánh giá cấp trên có phải là một chuyên gia có năng lực không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà đôi khi người lao động chỉ tiếp xúc không thôi chưa thể nhận định chính xác được và dẫn đến câu trả lời không thật sự mang tính khách quan. Như

vậy, yếu tố đội ngũ cấp trên có 05 biến quan sát.

- Yếu tố yếu tố công việc: Như đã nói, biến quan sát “Khối lượng công việc tôi được yêu cầu làm rất hợp lý” từ yếu tố “Sự đồng cảm với vấn đề cá nhân” đã bị loại bỏ ở trên được đề nghị chuyển sang “Yếu tố công việc” và được gộp với biến quan sát “Công việc phân công hợp lý” và sử dụng chính biến quan sát này vì ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng hơn. Ngoài ra, biến quan sát “Công việc là thách thức đối với tôi” từ yếu tố “Cơ hội đào tạo, thăng tiến” được đề nghị chuyển sang vì phù hợp hơn về mặt ý nghĩa. Như vậy, yếu tố công việc có 05 biến quan sát. Như vậy, trong thang đo chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của CBCNV có tổng cộng 33 biến quan sát đo lường 07 yếu tố của sự thỏa mãn công việc của CBCNV Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.

Sự thỏa mãn chung của người lao động là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lòng của họ đối với công ty hiện tại, vì vậy nó được đo lường thông qua mức độ hài lòng tổng quát chung của CBCNV làm việc tại công ty. Thang đo được đo lường trực tiếp thông qua 08 biến quan sát thể hiện sự đồng tình của người lao động đối với từng thành phần của thang đo sự thỏa mãn công việc đối với Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.

Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành xây dựng thang đo chính thức cụ thể cho từng yếu tố và các ký hiệu của chúng trong bảng câu hỏi.

3.3.1 Thang đo yếu tố môi trường, điều kiện làm việc

Theo từ điển Oxford Dictionary of Business English: Môi trường, điều kiện làm việc (Working conditions) nghĩa là những điều kiện, không gian nơi một cá nhân hoặc đội ngũ nhân viên làm việc, bao gồm nhiều thứ như sự tiện nghi, môi trường vật lý, mức độ căng thẳng và tiếng ồn, độ an toàn hoặc nguy hiểm…

Biểu thị các chỉ tiêu đánh giá gồm 05 biến quan sát từ ĐK1 đến ĐK5:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)