Nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 35 - 36)

Sau khi thực hiện xong nghiên cứu định lượng sơ bộ và điều chỉnh mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng chính chức.

Đầu tiên thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra (Phụ lục 3)

đối với CBCNV Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17, tiếp theo tiến hành nhập, mã hóa làm sạch dữ liêu để phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 20, cụ thể qua các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha).

Hệ số Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Một thang đo đạt độ tin cậy khi thang đo đó có hệ số tương quan biến – tổng (Item – Total correction) của biến đo lường phải ≥ 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên trong khoảng 0.7 – 0.8 thì thang đo đó có độ tin cậy tốt, ≥ 0.6 là chấp nhận được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bước 2: Đánh giá giá trị của thang đo (Phân tích nhân tố EFA).

Sau khi loại ra các biến không đạt yêu cầu (nếu có), các biến còn lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA, nhằm trả lời câu hỏi các biến đùng để đánh giá đó có độ kết dính cao hay không, cụ thể với các tiêu chuẩn như sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến với hệ số tương quan phần riêng của chúng. Chỉ số KMO có giá trị từ 0.5 – 1 là có thể chấp nhận được, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤ 0.05 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Giá trị Eigenvalue: Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có giá trị Eigenvalue ≥ 1. + Tổng phương sai trích phải ≥ 50%. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008).

+ Trọng số nhân tố của biến quan sát phải ≥ 0.5 thì thang đo đạt giá trị hội tụ. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bước 3: Phân tích tương quan & xây dựng mô hình hồi quy.

Sử dụng phương pháp phân tích tương quan và phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để thực hiện các kiểm định, dò tìm các vi phạm giả định của mô hình hồi quy tuyến tính bội (tự tương quan, đa cộng tuyến, phân phối chuẩn của phần dư, phương sai sai số không thay đổi), sau đó tiến hành xây dựng mô hình hồi quy.

Bước 4: Thực hiện thống kê mô tả trên nhóm biến đạt yêu cầu.

Các nhóm biến đạt yêu cầu ở trên sẽ tiến hành thực hiện việc thống kê mô tả và rút ra nhận xét về sự thỏa mãn ở từng chỉ tiêu cụ thể.

Bước 5: Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm cá nhân đối với từng tiêu chí trong mỗi thang đo và đối với sự thỏa mãn công việc chung (Kiểm định Kruskal – Wallis và phân tích sâu ANOVA).

Dùng kiểm định Kruskal – Wallis rút ra được những kết quả có ý nghĩa thống kê. Dùng phương pháp phân tích sâu ANOVA bằng kiểm định LSD để xem khác biệt như thế nào đối với các kết quả có ý nghĩa thống kê từ kiểm định Kruskal – Wallis trên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)