CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Theo Bailey (1987), giả thuyết là “một mệnh đề được phát biểu dưới hình thức có thể kiểm chứng được và điều đó tiên đoán mối quan hệ đặc thù giữa hai hay nhiều biến số. Nói cách khác, nếu ta nghĩ rằng có mối quan hệ nào đó thì trước tiên hãy phát biểu điều đó dưới dạng giả thuyết, sau đó kiểm tra giả thuyết này trong lĩnh vực tương ứng”. Tại nghiên cứu này, tác giả sẽ đi kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, giả thuyết chính là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở chương I.
Từ các cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên với mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
+ H1: Khi môi trường và điều kiện làm việc càng tốt thì sự thỏa mãn công việc của CBCNV càng cao.
+ H2: Nếu chính sách lương thưởng của công ty càng tốt thì CBCNV càng thỏa mãn công việc của mình.
+ H3: Nếu công ty càng tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho CBCNV thì sự thỏa mãn công việc của họ càng cao.
+ H4: Nếu chế độ phúc lợi càng được đảm bảo thì càng làm tăng sự thỏa mãn công việc của CBCNV.
+ H5: Mối quan hệ với đồng nghiệp càng tốt thì sự thỏa mãn công việc của CBCNV càng cao.
+ H6: Nếu công ty càng đồng cảm với những vấn đề cá nhân của CBNV thì càng làm tăng sự thỏa mãn công việc của họ.
+ H7: Mối quan hệ giữa đội ngũ cấp trên và sự thỏa mãn công việc của CBCNV được kì vọng là dương.
+ H8: Nếu yếu tố công việc càng tốt thì CBCNV càng thỏa mãn công việc của mình.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu