Biến quan sát Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Alpha nếu loại biến Môi trường làm việc
và chương trình ĐT ĐK1 17,66 14,681 ,668 ,832 ĐK2 17,46 14,212 ,730 ,820 ĐK3 17,43 14,455 ,672 ,832 ĐT2 17,61 15,240 ,625 ,840 ĐT4 17,78 14,847 ,660 ,834 ĐT5 17,58 15,664 ,544 ,854 Alpha = 0,859 Mối quan hệ ĐN ĐN1 16,83 13,634 0,707 0,808 ĐN2 16,97 14,113 0,696 0,812 ĐN3 16,89 14,568 0,646 0,821 ĐN4 17,37 14,464 0,527 0,844 ĐK5 16,85 14,383 0,569 0,835 CV3 16,98 13,957 0,659 0,818 Alpha = 0,848 Đội ngũ cấp trên CT1 12,93 9,891 0,728 0,820 CT2 13,17 9,952 0,658 0,838 CT3 13,10 9,837 0,744 0,816 CT4 13,04 10,346 0,660 0,837 CT5 13,28 10,052 0,614 0,850 Alpha = 0,861 Chế độ phúc lợi PL1 10,43 5,874 0,627 0,763 PL2 10,45 6,201 0,602 0,774 PL3 10,72 5,976 0,682 0,736 PL4 10,90 6,380 0,601 0,774 Alpha = 0,810 Tiền lương LT1 3,05 1,002 0,520 - LT2 3,27 1,034 0,520 - Alpha = 0,684 Chính sách trợ cấp LT4 3,04 1,027 0,725 - LT5 2,97 ,899 0,725 - Alpha = 0,839
Giải thích các nhân tố mới sau kết quả phân tích EFA:
Với việc sau khi phân tích nhân tố EFA, đã được rút lại chỉ còn 06 nhân tố. Dựa vào nội dung và bản chất của các biến cụ thể mà ta tiến hành tìm tên mới cho nhân tố chứa các biến quan sát đó sao cho phù hợp nhất:
- Nhân tố thứ nhất bao gồm 6 biến quan sát:
+ ĐK1: Tôi có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết để làm việc + ĐK2: Nơi tôi làm việc sạch sẽ và tiện nghi
+ ĐK3: Nơi tôi làm việc đảm bảo an toàn
+ ĐT2: Tôi được công ty đào tạo các kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình
+ ĐT4: Tôi thường được tham gia các khóa học đào tạo cần thiết cho công việc của mình do công ty tổ chức
+ ĐT5: Sau khi đào tạo tôi làm việc hiệu quả hơn
Các biến này thuộc thành phần Môi trường, điều kiện làm việc và Cơ hội đào tạo, thăng tiến. Nó phản ánh môi trường làm việc hiện tại và các cơ hội phát triển việc làm của nhân viên thông qua các khóa học, đào tạo kỹ năng…. Ta sẽ đặt tên mới cho nhân tố thứ nhất là “Môi trường làm việc và các chương trình đào tạo”.
- Nhân tố thứ hai bao gồm 6 biến quan sát:
+ ĐN1: Đồng nghiệp quan tâm, thân thiện với tôi
+ ĐN2: Đồng nghiệp tôi luôn tận tâm, tận tụy để hoàn thành tốt công việc + ĐN3: Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt
+ ĐN4: Tôi cảm thấy môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân + ĐK5: Tôi thường được đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ
+ CV3: Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc
Các biến này thuộc thành phần Mối quan hệ đồng nghiệp; Môi trường, điều kiện làm việc và yếu tố công việc. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong cùng công ty với nhau, sự tương tác qua lại, giúp đỡ nhau và cảm nhận của nhân viên trong công việc. Ta sẽ đặt tên cho nhân tố thứ hai này là “Mối quan hệ đồng nghiệp”.
- Nhân tố thứ ba bao gồm 5 biến quan sát:
+ CT1: Cấp trên đối xử với tôi một cách tôn trọng
+ CT2: Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới + CT3: Cấp trên biết lắng nghe ý kiến của tôi
+ CT4: Cấp trên tin tưởng và thường xuyên giao việc cho tôi + CT5: Cấp trên quan tâm đến đời sống của nhân viên
Các biến này đều thuộc thang đo Đội ngũ cấp trên nên ta vẫn sẽ gọi nhân tố này là
“Đội ngũ cấp trên”.
- Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát:
+ PL1: Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT cho nhân viên
+ PL2: Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi nghỉ phép và nghỉ bệnh khi có nhu cầu
+ PL3: Công ty có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân viên
+ PL4: Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì ở nơi khác
Các biến này đều thuộc thang đo Chế độ phúc lợi nên ta vẫn sẽ gọi nhân tố này là
“Chế độ phúc lợi”.
- Nhân tố thứ năm bao gồm 2 biến quan sát:
+ LT1: Tôi được trả lương tương xứng với công việc đang làm
+ LT2: Tiền lương của tôi được trả ngang bằng với những công việc tương tự ở nơi khác
Hai biến quan sát này thuộc thành phần thang đo Chính sách lương, thưởng nhưng sau khi tách ra, nó phản ánh cụ thể hơn về khoản tiền lương của nhân viên. Nên ta sẽ đặt tên cho nhân tố này là “Tiền lương”.
- Nhân tố thứ sáu bao gồm 2 biến quan sát:
+ LT4: Tôi hài lòng với tất cả các khoản lương, thưởng của công ty + LT5: Các khoản lương, thưởng của công ty là hợp lý
Hai biến quan sát này cũng thuộc thang đo Chính sách lương, thưởng nhưng phản ánh rõ hơn về mức độ hài lòng cũng như sự công bằng trong các khoản trợ cấp của công ty dành cho nhân viên. Ta sẽ đặt tên cho nhân tố này là “Chính sách trợ cấp”.
4.3.2.2 Thang đo sự thỏa mãn chung của CBCNV
Kết quả phân tích EFA của thang đo sự thỏa mãn chung của CBCNV với Eigenvalue là 4,542 và phương sai trích đạt 56,776% > 50%, chỉ số KMO là 0,912; các biến quan sát của thang đo đều có Factor loading > 0,50 Việc phân tích nhân tố là phù hợp, vậy thang đo vẫn được sử dụng cho các phân tích tiếp theo (Phụ lục 5 phân tích nhân tố EFA).