II NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.901,00 1.685,00 (216,00) 216,
B. SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG TY 1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
2.5.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên là 5.917 km2, bờ biển dài hơn 200 km với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 độ, với hơn 300 ngày nắng trong năm; phía bắc giáp Phú yên, nam giáp Ninh Thuận, tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía đông là quần đảo Trường Sa - điểm cực đông của đất nước; Khánh Hòa cách Hà Nội 1280 km, cách Đà Nẵng 535 km về phía
bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía nam;
Dân số toàn tỉnh là 1.031 nghìn người, với mật độ trung bình 220 người/ km2
dân số trong độ tuổi lao động là 475.669 người, chiếm 46,6 % dân số; đội ngũ cán bộ
khoa học kỷ thuật toàn tỉnh có 6.082 người có trình độ cao đẳng, 14.444 người đại học, 232 thạc sĩ và 107 tiến sĩ. (Nguồn: số liệu điều tra 01.04.1999)
Biển Khánh Hòa có nhiều vùng sâu có khả năng xây dựng các cảng thương
mại du lịch. Trong đó vịnh Vân phong và bán đảo Hòn Gốm có đủ điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển công-ten-nơ quốc tế.
Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất
khẩu với khối lượng lớn, có yến sào là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.
Khánh Hòa có nhiều lâm đặc sản và các khoáng sản quý hiếm như gỗ pơmu,
lim, kỳ nam, trầm hương… Nhiều mỏ đá granite với trữ lượng hàng tỷ m3, cát trắng
Cam Ranh, cát vàng Đầm Môn là nguồn nguyên liệu quý để chế biến sản phẩm từ cát như hàng thuỷ tinh, pha lê cao cấp. Ngoài ra còn có cao lanh và hơn 10 mỏ nước
khoáng có chất lượng cao, trữ lượng lớn được phân bổ đều ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh.
Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tháp Bà Ponagar, Kim thân Phật tổ, thành cổ Diên Khánh, mộ Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà, Sông Lô, Dốc
Lết, các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm… và vịnh Nha Trang – thành viên của
câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Có thể nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh
Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển đảo.
Khánh Hòa còn có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, các trung tâm
khoa học lớn có tầm quan trong cả nước như trường Đại học Thuỷ sản nay là Đại học
Nha Trang, Viện Pasteur, Viện Vắc-xin, Viện nghiên cứu biển, Học viện Lục quân…
Khánh Hòa là đầu mối giao thông quan trọng và thuận lợi với hệ thống đường
bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay đi đến các tỉnh phía Bắc, phía Nam và các tỉnh Tây
Nguyên; với 2 cảng biển chính là Nha Trang và Ba Ngòi (Cam Ranh).
Kết cấu hạ tầng của Khánh Hòa trong những năm gần đây được đầu tư tương đối toàn diện về điện nước, giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống các dịch vụ
Tỉnh đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp
Suối dầu, cụm công nghiệp Bình Tân - Nha Trang và đang xây dựng khu công nghiệp
Ninh Thủy - Ninh Phước lấy Hyundai-Vinashin làm trung tâm.
Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa đã được Chính phủ phê duyệt tổng thể khu vực Vân Phong đến năm 2020 - đây sẽ là khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm du lịch, dịch vụ,
cảng, công nghiệp, nuôi trồng hải sản trong đó du lịch - dịch vụ giữ vai trò chủ đạo.
Bên cạnh đó, sân bay Cam ranh đã được sử dụng một phần làm sân bay dân dụng và
đang được mở rộng thành sân bây Quốc tế, cảng Ba Ngòi – Cam Ranh được mở rộng
nâng cấp, Cam Ranh sẽ được phát triển như một trung tâm lớn về kinh tế (cảng biển,
sân bay, du lịch, dịch vụ…)
- Tình hình kinh tế xã hội có một số thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh
của công ty:
Điều kiện kinh tế - xã hội của Khánh Hòa với tiềm năng về mọi mặt (thiên
nhiên, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực, giao thông, sự phát triển kinh tế ổn định và vững chắc trong suốt nhiều năm qua) là điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty.
Tiềm năng về bảo hiểm tập trung chủ yếu ở các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ
cho dịch vụ - du lịch như bảo hiểm con người, học sinh, tai nạn con người. Khánh
Hòa với mật độ dân số không thể so sánh với các thành phồ lớn như Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng nhưng với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát
triển khá nhanh của Khánh Hòa thì mật độ dân số 220 người/km2 sẽ tăng lên đáng kể
trong thời gian đến. Điều này sẽ làm cho nhu cầu về bảo hiểm con người. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân Khánh Hòa ngày càng được nâng cao hơn, các
huyện xã vùng sâu vùng xa ngày càng được tiếp xúc với nền văn minh, với các điều
kiện hiện đại, sự hiểu biết ngày càng nâng lên làm cho nhận thức của người dân về
bảo hiểm sẽ cao hơn. Đây cũng là một thuận lợi cơ bản của ngành cũng như Bảo Việt
Khánh Hòa. Ngoài ra, với Khánh Hòa thì du lịch là sự ưu tiên phát triển hàng đầu của
tỉnh. Du lịch Khánh Hòa thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Đây là một điều kiện tốt cho phát triển các loại hình bảo
Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, tàu sông - tàu cá là những nghiệp cụ
truyền thống của Bảo Việt Khánh Hòa từ lúc thành lập đến nay. Với chiều dài đường
biển hơn 200km, với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ thì bảo hiểm về tàu sông, tàu cá có nhiều thuận lợi. Nhu cầu bảo hiểm cho các loại hình tàu thuyền này rất cao khi người ngư dân luôn gặp rất nhiều rủi ro trong nghề nghiệp của họ, do đó nhu cầu được bảo đảm cho các rủi ro đó là như cầu tất yếu và thường xuyên.
Kèm theo các nghiệp vụ bảo hiểm trên thì tiềm năng của các nghiệp vụ bảo
hiểm hàng hoá, xây dựng lắp đặt… phụ thuộc vào tốc độ đầu tư mới của nền kinh tế nhưng thị phần của các nghiệp vụ này luôn luôn bị chia sẻ do đặc điểm cạnh tranh trên địa bàn.
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ngày càng thông thoáng, môi
trường kinh doanh ngày càng thuận lợi đặc biệt là Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu
lực thi hành từ 01.04.2001 đã là hành lang pháp lý hết sức thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Khánh Hòa nói riêng.
Ngày 29.08.2003 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến 2010” theo đó ưu tiên phát triển các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ, đầu tư dài hạn, bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời
nêu lên các giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm, khẳng định vị trí, vai trò của
Bảo Việt – Tập đoàn Tài chính Bảo Hiểm của Việt Nam.
- Ngoài những mặt thuận lợi trên, công ty cũng gặp không ít những khó khăn:
Qua nghiên cứu, có đánh giá: tiềm năng về phí bảo hiểm phi nhân thọ tại
Khánh Hòa gần như đã đạt ngưỡng, vốn đầu tư nước ngoài cho các công trình mới các năm qua tăng không đáng kể, (bình quân 3 đến 7 dự án cho một năm), vốn đầu tư huy động trong nội bộ không lớn, nhận thức và nhu cầu của đại bộ phận nhân dân về
bảo hiểm là chưa cao, đối tượng khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế.
Với lợi thế về nhiều mặt, Khánh Hòa là địa bàn kinh doanh lý tưởng và nơi
phát triển - mở rộng hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy thị trường bảo
hiểm không sôi động và nhiều tiềm năng như ở các thành phố lớn khác trên cả nước nhưng Khánh Hòa đã quy tụ về đây hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đó là: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo
Công ty bảo hiểm Dầu khí (PVIC), Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc (BIDI-QBE), Công ty TNHH bảo hiểm IncomBank (ISIA).
Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động đan xen nhau, tìm mọi cách khống chế nhau để giành giật khách hàng. Ngoài ra còn có sức ép hành chính của các cơ quan
quản lý, cơ quan chủ quản. Sức ép này có lúc, có nơi có lợi cho doanh nghiệp bảo
hiểm này và ngược lại. Mặt khác, hầu hết khách hàng đều có sự lựa chọn và muốn
tham gia ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc hơn.