Nhóm tỷ số sinh lờ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 92 - 96)

7. BH tai nạn con người 8 BH toàn diện học sinh

2.3.4.3. Nhóm tỷ số sinh lờ

Phân tích tình hình tài chính của công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng

sử dụng hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả

các mối quan hệ có thể liên quan như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu… Mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định

quản trị. Ta có thể thông qua các chỉ tiêu sau đây:

a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Hệ số lãi ròng _ROS - Return on Sales)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu hay là Hệ số lãi ròng gọi tắt là ROS thể hiện

một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh

khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh

tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ta có công thức sau:

Bảng 2.21. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và thu nhập

ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT %

Doanh thu thuần và

thu nhập 33.938 34.332 36.191 44.049 394 1,2 1.859 5,4 7.859 21,71 Lãi ròng 8.299 6.487 3.790 12.578 (1.812) (21,8) (2.697) (41,6) 8.788 231,9 Tỷ suất sinh lợi trên

doanh thu thuần và thu nhập

24,5% 18,9% 10,5% 28,6% (5,6%) (22,7) (8,4%) (44,6) 18,1% 172,7

Doanh thu thuần và thu nhập của công ty chịu sự ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu

khác nhau mà đặc biệt sự ảnh hưởng của chi bồi thường là lớn nhất. Do đó, tuy doanh

thu thuần và thu nhập tăng qua các năm mà lãi ròng lại có sự biến động tăng giảm

Lãi ròng

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = x 100% Doanh thu thuần

không đều, chính vì thế làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và thu nhập có sự thay đổi đáng kể.

Năm 2006, doanh thu thuần và thu nhập tăng 1,2% nhưng lãi ròng lại giảm đến 21,8% đã làm cho ROS giảm 22,7% so với năm 2005 tức đạt 18,9%. Đây là dấu

hiệu không tốt khi chi phí kinh doanh của công ty trong năm này tăng nhanh làm cho

lãi ròng giảm mạnh như vậy. Điều này còn tiếp diễn trong năm 2007 khi doanh thu

chỉ tăng 5,4% mà lãi ròng lại giảm đến 41,6% làm cho ROS giảm chỉ còn 10,5% tức

giảm 44,6% so với năm 2006.

Đến năm 2008, tình hình có được cải thiện tốt hơn khi doanh thu thuần và thu nhập tăng 21,71% so với năm 2007 trong khi lãi ròng tăng hơn 230% so với năm 2007. Chính điều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và thu nhập tăng hơn

172% so với năm 2007, đạt giá trị 28,6%, cao hơn cả năm 2005.

Khi công ty có biện pháp tăng doanh thu, hạn chế chi phí thì tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn, hiệu quả mang lại từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ được cải

thiện tốt hơn.

b) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA - Return On Asset)

Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc

sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản

tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Ta có:

Với đặc điểm của ngành kinh doanh bảo hiểm là tài sản đầu tư nhỏ nên tỷ suất

sinh lợi trên tổng tài sản cao là một điều hợp lý. Qua 4 năm phân tích ta thấy ROA

của công ty cao. Lãi ròng gần như tương đương với tổng tài sản, như năm 2005 tổng

tài sản bình quân chỉ có 6.045 triệu đồng trong khi lãi ròng đạt 8.299 triệu đồng làm

cho ROA đạt con số 137,3%. Hay năm 2008, lãi ròng đạt 12.578 triệu đồng trong khi

tổng tài sản bình quân là 8.808 triệu đồng làm cho ROA đạt 142,8%.

Lãi ròng ROA =

Bảng 2.22. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT % Tổng tài sản bình quân 6.045 9.178 9.286 8.808 3.134 51,8 108 1,2 (478) (5,1) Lãi ròng 8.299 6.487 3.790 12.578 (1.812) (21,8) (2.697) (41,6) 8.788 231,9 ROA (%) 137,3 70,7 40,8 142,8 (66,6) (48,5) (29,9) (42,3) 102 249,9 137,3% 142,8% 40,8% 70,7% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2005 2006 2007 2008 NĂM T R IỆ U Đ N G 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% 120,0% 140,0% 160,0% %

TỔNG TS BÌNH QUÂN LÃI RÒNG ROA

Đồ thị 2.8. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Tuy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty trong 4 năm đều cao nhưng

không ổn định, có sự biến động lớn. Năm 2006, ROA chỉ đạt 70,7% giảm 29,9% so

với năm 2005 nguyên nhân chính là do lãi ròng giảm 21,8%. Năm 2007, ROA tiếp

tục giảm hơn 42% so với năm 2006 chỉ đạt 40,8% do lãi ròng lại tiếp tục giảm mạnh hơn năm 2006 đến 41,6%. Nhưng tình hình được cải thiện rất tốt năm 2008 khi ROA tăng lên 142,8% tức tăng 249,9% so với năm 2007.

Sự không ổn định trong lợi nhuận của công ty thể hiện sự không ổn định trong

hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua. Đây là điều mà công ty cần lưu ý để đưa ra những chính sách tốt nhất nhằm ổn định hoạt động của mình. Có thể

hiệu quả các năm không cao, tăng trưởng chậm nhưng cần sự ổn định trong phát

c) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity))

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng

để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi

vì nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra. Ta có:

Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị sau:

Bảng 2.23. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT % Vốn chủ sở hữu bình quân 1.314 1.522 1.721 1.792 208 15,83 198 13,04 72 4,2 Lãi ròng 8.299 6.487 3.790 12.578 (1.812) (21,8) (2.697) (41,6) 8.788 231,9 ROE (%) 631 426 220 702 (205) (32,5) (206) (48,3) 482 218,6

Công ty bảo hiểm Bảo Việt Khánh Hòa sử dụng rất ít vốn chủ sở hữu trong tổng

nguồn vốn của mình nên với lãi ròng đạt được qua 4 năm vừa rồi làm cho tỷ suất sinh

lợi trên vốn chủ sở hữu rất cao.

ROE cũng có sự biến động giống như ROA mà ta đã phần tích ở trên. Giảm

liên tục từ năm 2005 đến 2007 và tăng nhanh chóng trở lại trong năm 2008. Năm 2005, ROE đạt 631,5% tức là với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì công ty

thu được 6,315 đồng lãi ròng. Nhưng giá trị này liên tục giảm trong 2 năm 2006 và 2007 khi giá trị đạt được chỉ còn 4,261 và 2,203 đồng. Đến năm 2008, khi lãi ròng

tăng lên trở lại hơn 2,3 lần so với năm 2007 trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ 4,2% nên ROE trong năm 2008 tăng lên đến 701,7%.

Lãi ròng ROE =

701,7%220,3% 220,3% 426,1% 631,5% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2005 2006 2007 2008 NĂM T R IỆ U Đ N G 0,0% 100,0% 200,0% 300,0% 400,0% 500,0% 600,0% 700,0% 800,0% %

VỐN CSH BQUÂN LÃI RÒNG ROE

Đồ thị 2.9. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Qua những nhận định trên, một lần nữa ta có thể đưa ra kết luận rằng tình hình hoạt động của công ty trong 4 năm vừa qua là không ổn định. Doanh thu tăng chậm

trong khi chi phí biến động tăng không quản lý được làm cho lợi nhuận biến động

liên tục qua các năm. Chính điều này làm cho các chỉ số tài chính của công ty không ổn định, đặc biệt là các chỉ số về tỷ suất sinh lời.

Khi kinh doanh bảo hiểm, công ty sẽ có những đặc điểm thuận lợi là tài sản và nguồn vốn bỏ ra không nhiều nên công ty cần tận dụng lợi thế này đồng thời hạn chế

những khó khăn đặc biệt phải cố gắng quản lý tốt chi phí chi bồi thường để ổn định được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)