a) Chỉ tiêu Giá trị gia tăng trên (/) Vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả lao động hữu
ích của người lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định
Về mặt giá trị: nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ mà người lao động của doanh nghiệp mới làm ra bao gồm
phần giá trị cho mình (V), phần cho doanh nghiệp và xã hội (M) và phần giá trị hoàn vốn cố định (Khấu hao TSCĐ).
Ý nghĩa của chỉ tiêu VA: là cơ sở để tính toán trong việc phân chia lợi ích giữa người lao động của doanh nghiệp (V) với lợi ích của doanh nghiệp và của xã hội (M),
giá trị thu hồi vốn do khấu hao tài sản cố định (C1)…
Phương pháp tính chỉ tiêu VA:
+. Phương pháp sản xuất
Công thức tính:
VA = GO - IC
Trong đó:
VA: giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
GO: Giá trị sản xuất.
IC: Chi phí trung gian.
Chi phí trung gian của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành tổng chi phí sản
xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử
dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh
nghiệp trong một thời gian nhất đinh.
Chi phí trung gian của từng loại hoạt động của doanh nghiệp gồm các khoản sau:
- Chi phí vật chất:
Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài. Nhiên liệu, chất đốt.
Động lực mua ngoài.
Phân bổ giá trị công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động.
Những hao hụt mất mát về nguyên, nhiên vật liệu, tài sản lưu động do những
biến cố thông thường hoặc những rủi ro bất thường. Chi phí văn phòng phẩm.
Chi phí vật chất khác.
- Chi phí dịch vụ
Công tác phí.
Tiền thuê nhà, máy móc thiết bị, thuê sửa chữa nhỏ các công trình kiến trúc, nhà làm việc…
Trả tiền dịch vụ pháp lý.
Trả tiền công đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Trả tiền cho các tổ chức quốc tế và nghiên cứu khoa học.
Trả tiền thuê quảng cáo.
Trả tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ an ninh.
Trả tiền cước phí vận chuyển và bưu điện…
Trả tiền các dịch vụ khác.
*. Một số lưu ý khi tính chi phí trung gian.
Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm và khấu hao tài sản cố định
thực hiện trong năm.
Những hao hụt, tổn thất nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí trung gian đối với phần trong định mức, còn phần ngoài
định mức tính vào giảm tích lũy tài sản.
Chi phí trung gian được tính theo giá thực tế.
+. Phương pháp phân phối
Công thức tính:
VA = V + M + C1
Trong đó:
C1: khấu hao tài sản cố định
V: Thu nhập lần đầu của người lao động gồm: Tiền lương hoặc thu nhập theo
ngày công của người lao động, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập ngoài lương (chi ăn trưa, ca ba, chi lương trong ngày nghỉ việc, tiền thưởng cho phát
minh sáng kiến, tiền chi cho học tập, bồi dưỡng…) mà doanh nghiệp trả trực tiếp cho người lao động.
M: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp gồm: Lãi trả tiền vay ngân hàng (không kể chi
phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào chi phí trung gian), tiền lãi còn lại của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Giá trị gia tăng trên (/) Vốn kinh doanh:
Tỷ số này cho biết: Trong kỳ kinh doanh, cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh đưa
vào hoạt động trong doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng là giá trị gia tăng.
Thông qua chỉ tiêu này, những người quan tâm đến doanh nghiệp nhận biết được hiệu
quả của việc đầu tư một đồng vốn kinh doanh trong kỳ cao hay thấp.
Giá trị gia tăng
Tỷ số giá trị gia tăng trên vốn kinh doanh = 100 x
Vốn kinh doanh bình quân (%)
Trong đó:
Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ
Vốn kinh doanh
bình quân = 2
b) Đóng góp ngân sách trên (/) Vốn kinh doanh:
Tỷ số này cho biết mức độ đóng góp ngân sách cho nhà nước từ vốn kinh doanh đầu tư kinh doanh trong kỳ.
Giá trị gia tăng
Tỷ số đóng góp ngân sách
trên vốn kinh doanh = 100 x Vốn kinh doanh bình quân (%)
Trong đó:
Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ
Vốn kinh doanh
CHƯƠNG 2