7. BH tai nạn con người 8 BH toàn diện học sinh
2.3.4.1. Nhóm các tỉ số khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan
tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính.
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua một số chỉ tiêu. Nhưng do số liệu hạn
chế nên việc phân tích khả năng thanh toán dài hạn khó khăn và đặc điểm của công ty
sử dụng ít nợ cũng như tài sản dài hạn nên chỉ có thể tiến hành phân tích khả năng
thanh toán trong ngắn hạn. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán gồm có tỷ số thanh
toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán lãi vay. Nhưng do hoạt động của công ty bảo hiểm không có hàng tồn kho nhiều vì không phải sản xuất kinh doanh hàng hóa, cùng với đó là công ty không có vay nợ ngân hàng nên không chịu lãi vay, vì thế khi phân tích nhóm chỉ số khả năng thanh toán ta chỉ phân tích một chỉ số duy nhất là tỷ số khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số thanh toán ngắn hạn.
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta
biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập được bảng phân tích bảng 2.17: Qua số liệu phân tích từ bảng 2.18 và đồ thị 2.7 ta nhận thấy rõ sự biến động của hệ
số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán hiện hành ổn định từ năm 2005, 2006 rồi
giảm mạnh vào năm 2007. Năm 2005, hệ số này tương đương 1, chứng tỏ tài sản
ngắn hạn của công ty chỉ vừa đủ chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn khi có nhu cầu trả
nợ. Đến năm 2006, hệ số này giảm nhẹ xuống còn 0,93 cho thấy công ty đã mất khả năng chi trả tức thời, và tình hình xấu đi khi hệ số này giảm chỉ còn 0,26 và 0,29 vào
các năm 2007 và 2008. Như vậy có thể thấy trong hiện tại công ty đã mất hẳn khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chính của tình hình
này là do công ty đã chuyển 5.000 triệu đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 12
tháng sang gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong các năm 2007 và 2008, chính khoản tiền
Hệ số thanh toán TS ngắn hạn
hiện hành =
lớn gửi ngân hàng này đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty giảm mạnh trong 2 năm 2007 và 2008.
Bảng 2.18. Hệ số thanh toán hiện hành
ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT % Tài sản ngắn hạn 7.339 7.398 1.847 1.949 59 0,81 (5.551) (75,04) 102 5,53 Nợ ngắn hạn 7.332 7.936 7.140 6.836 604 8,24 (796) (10,03) (304) (4,26) Hệ số thanh toán hiện hành 1,00 0,93 0,26 0,29 (0,07) (6,87) (0,67) (72,25) 0,03 10,22 0,29 0,26 0,93 1,00 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2005 2006 2007 2008 NĂM TR IỆ U Đ Ồ N G 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 L Ầ N
TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ NGẮN HẠN HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH
Đồ thị 2.7. Hệ số thanh toán hiện hành
Nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ nội bộ, điều này có nghĩa là công ty chiếm dụng vốn
của các chi nhánh để gửi tiền có kỳ hạn trên một năm. Điều này có thể mang lại cho
công ty một khoản lãi vay nhất định, đồng thời công ty không phải chịu lãi suất cho
các khoản nợ nhưng tình trạng mất khả năng thanh toán hiện hành như thế này cũng
không tốt cho công ty. Công ty nợ các chi nhánh sẽ làm cho hiệu quả hoạt động từ các
chi nhánh giảm xuống và ảnh hưởng ngược trở lại đến công ty. Trong thời gian tới,
công ty cần giải quyết tốt các khoản nợ này để tạo điều kiện tốt hơn cho các chi nhánh