Phân tích khả năng sinh lời năm 2008 thông qua chỉ số Dupont

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 96 - 99)

7. BH tai nạn con người 8 BH toàn diện học sinh

2.3.5. Phân tích khả năng sinh lời năm 2008 thông qua chỉ số Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phương pháp này cho thấy sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Vòng quay tổng tài sản,

doanh lợi doanh thu, tỷ số nợ với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận

trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, phương pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng

Ta có các chỉ số năm 2008 như sau:

Các phương trình Dupont trên có thể được minh họa bằng hình vẽ sau đây:

ROA = Doanh lợi doanh thu X Vòng quay tổng tài sản

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

= X

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 12.578 44.049

= X

44.049 8.808 = 0,286 x 5,001 = 1,428 = 0,286 x 5,001 = 1,428

ROE = Doanh lợi doanh thu X Vòng quay tổng tài sản X Hệ số sử dụng vốn CSH

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

= X X

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần 1

= X X

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1 – Tỷ số nợ

12.578 44.049 1 = X X = X X 44.049 8.808 1 – 0,80 = 0,286 x 5,001 x 5,000 = 7,017 ROE = 7,017 ROA = 1,428 1 / (1 – Tỷ số nợ) = 1 / (1-0,80) = 5,000

Doanh lợi doanh thu = 0,286 Vòng quay tổng tài sản = 5,001

Lợi nhuận ròng = 12.578 trđ Doanh thu = 44.049 trđ Doanh thu = 44.049 trđ Tổng tài sản bq = 8.808 trđ Nhân với Chia cho Chia cho Nhân với

Qua những phân tích ở các phần trên và thông qua hình vẽ minh họa phương

trình Dupont trên ta có thể nhận thấy cụ thể hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố lên các chỉ số, đặc biệt là ảnh hưởng đến kết quả sau cùng ROE.

ROE bị sự chi phối của 2 nhân tố là ROA và tỷ số nợ. Nó tỷ lệ thuận với

ROA và tỷ số nợ. Nếu tỷ số nợ của công ty cao sẽ làm cho ROE càng lớn vì công

ty đã sử dụng nợ thay vì vốn chủ sở hữu để sản xuất kinh doanh. Nhưng sử dụng

nợ luôn là “con dao hai lưỡi”, nó đem lại ROE cao nhưng ngược lại rủi ro về tài chính lớn, đặc biệt nếu khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế thì nó càng rủi

ro cho công ty nhiều hơn.

Nếu xét riêng ROA, ta thấy ROA chịu sự tác động thuận chiều của Doanh lợi

doanh thu và Vòng quay tổng tài sản. Doanh lợi doanh thu lại chịu sự tác động

thuận chiều của lợi nhuận ròng và sự tác động ngược chiều của doanh thu. Nếu

doanh thu cao mà lợi nhuận ròng thấp, hay đúng hơn là chi phí để tạo ra doanh thu ấy cũng quá cao sẽ làm cho ROA giảm xuống, kéo theo sự tụt giảm của ROE. Vòng quay tổng tài sản tỷ lệ thuận với doanh thu thuần và tỷ lệ nghịch với Tổng tài sản

bình quân. Như đã phân tích ở những phần trên, ta đã có nói đến sự ảnh hưởng của

tài sản đem vào sử dụng đối với doanh thu, tài sản được sử dụng ít nhưng doanh thu

lại cao cho thấy hiệu quả trong sử dụng tài sản cao, thể hiện ở vòng quay tổng tài sản, vòng quay càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

Tóm lại, qua phân tích Dupont ta có thể nhận thấy điểm yếu của công ty trong năm 2008 chính là chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra doanh thu. Nếu hạn

chế được chi phí, đồng thời phát huy thế mạnh về tiêu thụ để tăng doanh thu thì công ty sẽ tăng trưởng mạnh ROE.

Có thể nói thêm là ROA của công ty khá cao, bởi lẽ đặc điểm của một công

ty kinh doanh ngành bảo hiểm nói chung, ngành dịch vụ nói riêng thì tài sản của

công ty không nhiều, chủ yếu là về con người. Do đó, nếu doanh thu đạt cao sẽ làm

cho ROA tăng mạnh và sẽ tác động đến ROE nếu công ty sử dụng tương đối nhiều

2.3.6.Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn2.3.6.1. Biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)