Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 89 - 92)

7. BH tai nạn con người 8 BH toàn diện học sinh

2.3.4.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

a) Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, tức là tốc độ

chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh

nghiệp.

Ta có:

Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu cụ

thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền, đó là số ngày của một vòng quay khoản phải thu:

Căn cứ vào số liệu ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 2.19. Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền

ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT %

Doanh thu thuần và

thu nhập 33.938 34.332 36.191 44.049 394 1,2 1.859 5,4 7.859 21,7

Phải thu bình quân 708 891 1.121 1.452 183 25,8 230 25,9 331 29,5

Vòng quay(vòng) 47,9 38,5 32,3 30,3 (9,4) (19,6) (6,3) (16,3) (1,9) (6,0)

Kỳ thu tiền(ngày) 8 9 11 12 2 24,3 2 19,4 1 6,4

Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm xuống qua 4 năm phân tích.

Vòng quay các khoản phải thu của công ty luôn lớn hơn 30, chứng tỏ vốn của

công ty ít bị các đơn vị khác chiếm dụng, điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với số vốn bỏ ra mà chỉ cần tối đa 12 ngày để thu hồi

Số vòng quay Doanh thu thuần

các khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

360 ngày

Kỳ thu tiền =

chứng tỏ công tác cung cấp dịch vụ và khả năng thu hồi nợ của công ty rất tốt. Điều

này khá hợp lý đối với công ty kinh doanh bảo hiểm vì đối với khách hàng của công

ty thì công ty luôn thu tiền trước khi cung cấp dịch vụ, các khoản phải thu nhỏ, chủ

yếu là phải thu nội bộ từ các đại lý bán bảo hiểm của công ty.

Năm 2005, vòng quay là 47,9 vòng/năm tương ứng chỉ cần trung bình 8 ngày

là công ty đã thu hồi được các khoản nợ.

Đến các năm sau, năm 2006 kỳ thu tiền tăng lên là 9 ngày với 38,5 vòng/năm, năm 2007 là 32,3 vòng /năm tương ứng cần 11 ngày để thu tiền, đến năm 2008 kỳ thu

tiền lại tăng lên 12 ngày. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách bán hàng của

công ty. Khi càng ngày càng nhiều công ty bảo hiểm kinh doanh trên thị trường

Khánh Hòa, công ty cần có những chính sách hợp lý, thông thoáng hơn đối với các đại lý để tăng khả năng kinh doanh, chính vì điều này mà khoản phải thu bình quân

tăng lên năm sau nhiều hơn năm trước làm cho vòng quay giảm còn kỳ thu tiền tăng

lên qua từng năm. Có thể những năm sau, tình hình này sẽ còn tiếp diễn do công ty

cần giữ vững và mở rộng thị trường kinh doanh nên sẽ có những chính sách bán hàng tốt hơn cho các đại lý của mình.

b) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Vòng quay tổng tài sản)

Số vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể

hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên được khả năng đưa tài sản của doanh

nghiệp vào sản xuất càng nhiều càng tốt.

Ta có:

Căn cứ vào số liệu, ta có bảng phân tích

Doanh thu thuần

Số vòng quay tổng tài sản =

Bảng 2.20. Số vòng quay tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Mức chênh lệch Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GT % GT % GT %

Doanh thu thuần và

thu nhập 33.938 34.332 36.191 44.049 394 1,2 1.859 5,4 7.859 21,7

Tổng tài sản bình quân 6.045 9.178 9.286 8.808 3.134 51,8 108 1,2 (478) (5,1)

Vòng quay tổng tài

sản(vòng) 5,6 3,7 3,9 5,0 (1,9) (33,4) 0,2 4,2 1,1 28,3

Khi doanh thu thuần và thu nhập có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, còn tổng

tài sản bình quân có sự biến động nhiều khi tăng đến 51,8% năm 2006 so với năm 2005, tăng 1,2% năm 2007 so với năm 2006 và giảm 5,1% năm 2008 so với năm 2007 đã làm cho vòng quay tổng tài sản có sự biến động như trên bằng số liệu trên. Với năm 2005, vòng quay tổng tài sản đạt 5,6 vòng, điều này có nghĩa là trong năm

2005 cứ 1 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh thì công ty tạo ra được 5,6 đồng doanh thu

và thu nhập. Đây là một con số cao nhưng đối với những doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều tài sản như công ty kinh doanh bảo hiểm Bảo Việt Khánh Hòa thì đây

chỉ là con số tạm ổn.

Nhưng 2 năm tiếp theo, khi tài sản bình quân tăng nhanh trong khi tổng doanh

thu thuần và thu nhập tăng không nhiều so với tốc độ tăng của tài sản đã làm cho vòng quay tổng tài sản giảm 33,4% năm 2006 so với năm 2005 chỉ đạt 3,7 vòng trên năm và năm 2007 cũng chỉ đạt 3,9 vòng trên năm. Điều này cho thấy hiệu quả của việc đưa tài

sản vào kinh doanh của Bảo Việt Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại

không cao, một nguyên nhân cũng do doanh thu đạt được còn hạn chế trong 2 năm

2006 và 2007.

Đến năm 2008, khi doanh thu thuần và thu nhập tăng 21,7% trong khi tổng tài sản bình quân giảm 5,1% đã làm cho vòng quay tổng tài sản tăng trở lại lên 5 vòng/

năm. Điều này cho thấy công ty có nhiều cố gắng trong việc tận dụng tài sản để kinh

doanh, tuy tổng tài sản giảm nhưng doanh thu lại tăng, hiệu quả kinh doanh cao hơn

những năm trước đó. Đây là một điểm cần công ty phát huy hơn nữa trong những năm tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)