Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan
hệ cân đối này giúp cho ta phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn
doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử
dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Vốn bằng tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ phải thu Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
Nợ ngắn hạn + Vốn sở hữu.
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Nợ dài hạn + Vốn sở hữu
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện
doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử
dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong
chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản
ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững
quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh
nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ
tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến
những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở
hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là
điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp.