Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 34 - 36)

Các tỷ số (hay chỉ tiêu) được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi bài viết này bao gồm:

a) Nhóm các tỷ số khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với

khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta

biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ.

b) Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

- Số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền

Doanh thu thuần

Số vòng quay các khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả

của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

- Kỳ thu tiền bình quân

360 ngày Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu (theo năm)

Kỳ thu tiền bình quân và số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong năm, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải

Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại. Tuy

nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận

chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục

tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp…

- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (Vòng quay tổng tài sản)

Doanh thu thuần

Số vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện

qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số

vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên được khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp

vào sản xuất càng nhiều càng tốt.

d) Nhóm tỷ số sinh lời

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Hệ số lãi ròng - ROS)

Lãi ròng Hệ số lãi ròng =

Doanh thu thuần

Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS thể

hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính

hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Lãi ròng Tỷ suất sinh lời của tài sản

(ROA) = Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp

xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)

Lãi ròng Tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì

nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty bảo việt khánh hòa (Trang 34 - 36)