Một số góp ý để phát triển hoạt động lữ hành tại Nha Trang:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 93 - 98)

5. Phương pháp nghiên cứu:

4.3. Một số góp ý để phát triển hoạt động lữ hành tại Nha Trang:

- Nhanh chóng nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế, đầu tư xây dựng cảng du lịch Nha Trang để thu hút khách du lịch quốc tế đến Khánh H òa bằng con đường hàng không và đường thủy. Bên cạnh đó sẽ thuận lợi hơn trong việc đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài. Thúc đẩy dự án đường sắt cao tốc TP. HCM – Nha Trang.

- Chú trọng đầu tư hạ tầng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch, ưu tiên phát triển các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, các l àng du lịch mang tính truyền thống dân tộc tại các vùng có tài nguyên sinh thái đặc sắc, nhằm khai thác tốt các giá trị văn hóa, nhân văn và truyền thống địa phương. Bảo vệ và sử dụng hiệu quả quỹ đất và các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Củng cố, tăng cường hoạt động đội cứu hộ, tổ chức huấn luyện, đầu t ư trang thiết bị, phương tiện, đặt các biển báo, phao an to àn… nhằm đảm bảo an toàn cho du khách và nhân dân khi tham gia các ho ạt động du lịch biển.

- Tích cực tham gia các Hội chợ, Triển l ãm, Hội thảo, Festival trong và ngoài nước, thông qua đó để quảng bá tuy ên truyền, kêu gọi đầu tư, giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế, tìm đối tác kinh doanh cũng như tìm thị trường và nguồn khách du lịch. Tăng cường và mở rộng hợp tác, liên doanh trong và ngoài nước để tranh thủ kinh nghiệm, vốn, công nghệ, nguồn khách, góp phần đ ưa du lịch của tỉnh cùng với du lịch cả nước nhanh chóng hội nhập và đuổi kịp sự phát triển chung về du lịch khu vực và thế giới. Thường xuyên liên hệ với đại diện du lịch Việt Nam ở n ước ngoài, với Cục xúc tiến Du lịch của Tổng cục Du lịch để tăng c ường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện và kênh thông tin trong và ngoài nước.

- Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử, văn hóa, các di tích, danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội… để giới thiệu về du lịch của tỉnh, thành phố. Phối hợp tổ chức các hoạt động ri êng lẻ của các doang nghiệp để tạo tiếng nói chung về du lịch địa ph ương.

- Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đ ào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nh à nước trong lĩnh vực du lịch, cán bộ quản lý kinh doanh và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch với nhiều hình thức đào tạo kể cả trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về lực l ượng cán bộ quản lý giỏi, nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, tương ứng với sự phát triển các khu du lịch cao cấp của địa ph ương và khu vực.

- Hình thành mới các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, nâng cao chất l ượng phục vụ các tour du lịch truyền thống tạo điều kiện cho nhân dân khôi phục v à xây dựng các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, tạo ra một số sản phẩm đặc trưng, độc đáo của địa phương như mỹ nghệ hải sản, gốm mỹ nghệ, đồ mây tre lá, may mặc thời trang… vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm, ti êu dùng của khách, vừa tạo việc làm ổn định cho các làng nghề, tăng nguồn thu ngoại tệ trực tiếp, đề nghị tạo thuận lợi về vốn để khôi phục và xây dựng các làng nghề, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm. Khai thác và đưa Hòn Mun, Vịnh Nha Trang thành trung tâm du lịch uy tín, chất lượng cao. Xây dựng các sản phẩm đ ặc trưng về biển như: thực phẩm chế biến từ tôm, cua, cá cao cấp. Xây dựng các vùng nguyên liệu rau, hoa quả sạch, khu chợ ẩm thực… phục vụ du khách. Nhanh chóng xây dựng các trung tâm th ương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa nghệ thuật t ương xứng, tạo điểm đến cho các tour lữ hành.

- Để tăng cường hơn nữa tính xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh cần phải đ ược củng cố về tổ chức, đẩy mạnh hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp vào các hoạt động du lịch, trong đó ưu tiên cho việc xã hội hóa công tác quảng bá, tôn tạo cảnh quan, di tích văn hóa lịch sử v à bảo vệ môi trường du lịch.

KẾT LUẬN

Du lịch với bản chất là “du ngoạn của con người theo một lịch trình nhất định để đi tìm cái đẹp, cái mới lạ và sự lịch lãm ở đời” đã có một quá trình hình thành và phát triển từ xa xưa ở cả phương Đông và phương Tây. Hiện nay, để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này phát triển không phải là nhiệm vụ của một người, một ngành mà là của cả một địa phương-một quốc gia. Trong đó thành phần không thể thiếu là các doanh nghiệp lữ hành, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự phát triển này trong tương lai.

Thông qua ý kiến của du khách, đề tài này đã phần nào phản ánh hoạt động lữ hành tại thành phố Nha Trang. Chúng ta thấy được người dân Nha Trang có xu hướng du lịch ở các thành phố thuộc cao nguyên như Đà Lạt. Mặt khác nó cũng thể hiện tiềm năng du lịch của Nha Trang -Khánh Hòa là rất lớn, du lịch biển đảo vẫn có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của ng ười dân Nha Trang, mà bằng chứng là đã có khá nhiều du khách chọn tour ngay tại địa ph ương. Theo nhận định của du khách thì thời gian đi du lịch thích hợp nhất vẫn l à mùa hè và các ngày lễ, đặc biệt là đối với nhóm người chưa lập gia đình. Du khách tại Nha Trang vẫn thích chọn các tour có độ dài trung bình 2-4 ngày. Đây chính là thông tin quan tr ọng để các doanh nghiệp phát triển các tour thích hợp . Phương tiện vận chuyển mang lại sự hài lòng khá cao cho du khách, nhìn chung du khách v ẫn coi ô-tô là phương tiện chính. Tuy nhiên khâu lưu trú v ẫn là điểm chưa đạt được, còn khá nhiều khách du lịch phàn nàn về cơ sở vật chất và thái độ phục vụ của nhân viên. Các đơn vị lữ hành tại Nha Trang đã có một đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên khá nhiệt tình, chuyên nghiệp. Công tác thiết kế tour của doanh nghiệp là tương đối tốt, có rất nhiều du khách bị cuốn hút ở các điểm tham quan . Tuy nhiên khâu thiết kế vẫn đang tập trung khai thác các tour truyền thống. Mức giá tour hiện tại của các đơn vị lữ hành là có thể chấp nhận. Nguồn thông tin truyền miệng vẫn có vai trò hết sức to lớn trong quyết định lựa chọn tour của du khách. Điều n ày đặt ra cho các đơn vị lữ hành phải có được một chính sách hậu mãi thích hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với du khách. Nhưng xét cho cùng thì các doanh nghiệp nên có chiến lược dần thay thế thông tin miệng bằng các kênh thông tin dễ kiểm soát hơn. Nghiên cứu này đã trình bày các cơ hội và thách thức trên con đường hội nhập của du lịch Nha Trang–Khánh Hòa. Đồng thời nó cũng nêu ra một số góp ý cho hiện tại và hướng phát triển trong tương lai cho hoạt động lữ hành tại địa phương.

Do đề tài chỉ tập trung khai thác thông tin từ người dân địa phương(khách nội địa) nên không có được các nhận định-đánh giá của du khách nơi khác, quốc gia khác về các tour ngay tại Nha Trang-Khánh Hòa. Bên cạnh đó, do phương pháp phân tích ở đây là thống kê mô tả kết hợp với nghiên cứu tài liệu nên không thể chỉ ra đâu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động lữ h ành của Nha Trang. Ngoài ra, đề tài không đi sâu vào việc xây dựng một tour du lịch(do tr ình độ không cho phép). Vì thời gian thực hiện đề tài là không nhiều và số lượng phiếu điều tra có hạn(do tiềm lực không lớn) nên sai sót là điều khó tránh. Tuy vậy, tác giả rất mong đề tài này, dù còn nhiều hạn chế, nhưng nó sẽ là một trong những tiếng

nói để góp phần hoàn thiện sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch đang hoạt động tại thành phố Nha Trang.

Một số đề xuất-kiến nghị: Đối với UBND tỉnh:

- Trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: phát huy th ành công các hoạt động sự kiện văn hóa thể thao trong thời gian qua, đặc biệt l à cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ mới thành công tốt đẹp. Cần chuẩn bị tốt cho Festival biển 2009, cuộc th i Hoa hậu Thế giới 2010. Đề nghị UBND tỉnh ưu tiên cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch để thực hiện nghi ên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách làm cơ sở xây dựng sản phẩm và hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp với mỗi loại thị trường. Đồng thời tiếp tục kêu gọi sự tham gia tài trợ của các tổ chức/doanh nghiệp và hoạt động xúc tiến điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa. Cùng Tổng cục Du lịch tích cực triển khai xây dựng tr ường Trung cấp nghiệp vụ du lịch tại Nha Trang theo đúng kế hoạch.

- Đề nghị UBND tỉnh tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch kết hợp dân sinh, trong đó ưu tiên các nguồn vốn của địa phương, của Trung ương và các nguồn vốn khác cho việc đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch mới, địa b àn mới, chỉnh trang nhiều hơn cho trung tâm đô thị du lịch thành phố Nha Trang.

- Đề nghị UBND thành phố Nha Trang tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị chuyên trách, tăng cường hơn nữa các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Triển khai sớm đề án Phố đi bộ(đ ường Biệt Thự), lập lại trật tự kinh doanh buôn bán trên vỉa hè. Tích cực giải quyết tình trạng cò mồi, đeo bám khách du lịch, các tệ nạn xã hội tại các tuyến, điểm du lịch. Cải thiện tốt hơn việc quản lý, điều hành công tác phục vụ tại các bến cảng, cầu đ ò, các đầu mối vận chuyển khách, xây dựng môi trường du lịch thành phố Nha Trang đảm bảo là điểm đến: an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện. Có quy chế xử phạt nặng những trường hợp gây ô nhiễm môi trường và vi phạm an toàn trật tự trị an xã hội. Xóa ăn xin, hàng rong, nâng cao ý thức người dân tương xứng với một thành phố du lịch văn minh, hiện đại.

Đối với các đơn vị lữ hành:

- Về phía những doanh nghiệp có quy mô lớn, cần tập trung nhiều hơn trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Tr ước mắt, những doanh nghiệp này đã có được sự tin tưởng nhất định của du khách trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tuy nhiên về lâu dài, các công ty lữ hành quốc tế lớn chắc chắn sẽ đổ về Nha Trang để tham gia đầu tư và khai thác thị trường du lịch tại đây. Nếu các đơn vị không sớm hoàn thiện sản phẩm du lịch thì thua thiệt trong cạnh tranh là điều khó tránh khỏi.

- Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần liên kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh tổng lực nhằm tận dụng các c ơ hội to lớn. Đồng thời hạn chế các nguy c ơ từ những thay đổi ngoại cảnh trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Đối với sản phẩm du lịch, cần ưu tiên phát triển các tour có độ dài trung bình 2-4 ngày, giai đoạn thiết kế tour nên tận dụng các tài nguyên du lịch sẵn có tại địa phương. Về giá, nên tạo ra nhiều mức giá để nhiều tầng lớp thu nhập có c ơ hội du lịch. Qua điều tra, chúng ta đã biết rằng những người có thu nhập trung bình khá

chiếm một bộ phận rất lớn trong x ã hội. Nếu tour du lịch chỉ phục vụ cho những người có thu nhập chỉ từ khá trở l ên thì sẽ bỏ sót một thị trường đầy triển vọng. Mặt khác, phấn đấu xây dựng cho được các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, chuẩn mực; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, lành nghề.

- Đề nghị doanh nghiệp xây dựng môi tr ường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính, củng cố và nâng cao uy tín, phát huy thương hi ệu du lịch của doanh nghiệp và địa phương.

- Đối với hoạt động bảo vệ môi trường, các đơn vị lữ hành phải là người đi tiên phong trong công tác này. Các đơn vị lữ hành nên lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường vào các buổi huấn luyện chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ. Tất nhiên việc này làm như thế nào còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức của từng đơn vị. Cần chỉ cho nhân viên thấy được tác động dây chuyền sau: Môi trường du lịch trong sạch => Du khách sẽ đi du lịch nhiều hơn => Doanh nghiệp tăng doanh thu => Thu nhập của nhân viên tăng. Nghĩa là việc bảo vệ môi trường có ảnh hưởng thiết thực đến từng cá nhân trong đơn vị. Từ đó chính các nhân viên của doanh nghiệp sẽ làm gương, khuyến khích du khách có hành vi bảo vệ cảnh quan môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7.

SÁCH THAM KHẢO

2. Thạc sĩ Bùi Thanh Thủy, Sách Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB GTVT, Hà Nội 2005.

3. Tiến sĩ Trần Nhoãn, Sách Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, NXB Chính trị quốc gia, 2002.

4. Trần Ngọc Nam & Trần Huy Khang, Sách h ướng dẫn du lịch Việt Nam, Marketing du lịch, NXB TP.HCM, TP.HCM 2005.

5. Nguyễn Đình Tư, Non nước Khánh Hòa, NXB Thanh Niên, TP.HCM 2005.

DANH SÁCH CÁC WBSITE THAM KH ẢO

6.www.baokhanhhoa.com

(truy xuất vào các ngày 5/10(lúc 15h45); 8/10( lúc 17h) 7.www.nhatrangtravel.com.

(truy xuất vào các ngày 15/9 lúc 16h23). 8.www.diendandulich.net

(truy xuất vào ngày 30/9 lúc 15h; 22/10 lúc 17h) 9.www.vietnamnet.com

(truy xuất vào ngày 28/9 lúc 19h). 10.www.travel.com.vn

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 93 - 98)