5. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.2.3. Chiến lược liên doanh-liên kết:
* Căn cứ lựa chọn chiến lược:
- Hoạt động lữ hành tại thành phố Nha Trang tuy diễn ra khá nhộn nhịp nhưng xét cho cùng thì chỉ có một số đơn vị lữ hành đáng chú ý là: Công ty du lịch Khánh Hòa, Chi nhánh Vietravel, Mai Linh, C ông ty du lịch Long Phú, Công ty Yến Sào Khánh Hòa. Ngoài ra, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực không lớn.
- Gia nhập WTO có nhiều cơ hội nhưng nguy cơ cũng không ít. Các hãng lữ hành lớn trên thế giới sẽ tham gia đầu tư vào thị trường du lịch Việt Nam. Khả năng “chống chọi” của các doanh nghiệp vừa v à nhỏ là không cao. . Trong một thời gian khá dài nhiều nhà kinh tế nhận định rằng: “Cái hay của các đ ơn vị vừa và nhỏ là khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi ngoại cảnh”. Nh ưng họ lại không nêu ra một vế nữa là: Lấy cái gì để thích ứng? Lấy nguồn lực ở đâu để tận dụng các cơ hội khi gia nhập WTO?. Mặt khác chiến l ược liên doanh sẽ giúp các doanh nghiệp trong thành phố tiếp cận được với những đơn vị du lịch lớn có nhiều kinh nghiệm-tận đụng được nguồn vốn, thị trường du khách ổn định của họ.
- Công tác quảng bá du lịch còn manh mún, mạnh ai nấy làm. Chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp cho du du lịch Nha Trang -Khánh Hòa.
- Đến mùa cao điểm du lịch, do nguồn nhân lực không nhiều n ên một số đơn vị đã sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ hành nghề.
- Du khách còn phàn nàn về khâu lưu trú.
- Dù có chung mục đích nhưng các đơn vị lữ hành tại Nha Trang vẫn có tính độc lập riêng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau do đó chiến l ược liên kết có khả năng thực hiện cao hơn so với chiến lược sáp nhập.
* Phương hướng thực hiện chiến lược:
Một đơn vị lữ hành vừa rất khó tổ chức các tour du lịch d ài ngày hoặc tour quốc tế. Hoạt động chủ yếu của các đ ơn vị này là đảm nhận một khâu trong công việc thực hiện tour hoặc chỉ hoạt động nh ư đại lý của các đơn vị khác. Rủi ro thấp nhưng không tạo ra được giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch n ên doanh thu và lợi nhuận không cao. Chiến lược liên doanh nên được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Liên doanh bán sản phẩm hiện có.
Trong thực tế, các doanh nghiệp lữ hành khó lòng có thể liên kết nhanh chóng. Bước này chủ yếu là để “chọn” đối tác và tạo nên sự tin tưởng giữa các bên muốn liên kết. Lúc này doanh nghiệp đóng vai trò vừa là nhà sản xuất sản phẩm du lịch và vừa là đại lý lữ hành(để phân phối tour của đối tác). Thông qua b ước này, du khách được sử dụng các tour mà trước đây doanh ngiệp chưa có(hoặc chưa làm tốt). Từ đó doanh thu và lợi nhuận có thể tăng. Tuy nhiên doanh nghiệp đừng bao giờ quá kỳ vọng ở bước này, vì sau khi thực hiện bước này doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức cải thiện những sản phẩm đang có. Đối với những doanh nghiệp đ ã có “quan hệ” với nhau từ trước thì bước này là không cần thiết.
Bước 2: Liên doanh khảo sát tour mới.
Khi doanh nghiệp bước đầu đã có sự tin tưởng, kết hợp với những tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam-số lượng du khách ngày càng đông thì hình thức liên doanh chuyển sang một giai đoạn mới. Các đ ơn vị trong thành phố sẽ cùng nhau nghiên cứu khai thác những điểm du lịch mới, những tour mới. Như khai thác các khu du lịch rừng núi tại Khánh Hòa và xa hơn là khai thác các điểm du lịch tại Việt Nam. Liên kết với nhau giúp các doanh nghiệp san sẻ một phần chi phí khảo sát thực tế từ các điểm du lịch. Đối với các tuyến điểm xa, việc đi khảo sát gặp khá nhiều khó khăn nên phần lớn các doanh nghiệp mong muốn đ ược sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Sau khi có bản kế hoạch, ban giám đốc của các đ ơn vị liên doanh sẽ thảo luận và ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư khai thác tour. Quyết định này dựa trên mức độ khả thi và khả năng thu hồi lợi nhuận của dự án. Tại thời điểm này thông tin nhận đinh của các bộ phận trong công ty hết sức có giá trị. Bộ phận tài chính sẽ cho giám đốc lời khuyên về mức độ khả thi tài chính và thu hồi vốn, khả năng sinh lời của tour mới. Bộ phận kinh doanh sẽ cố vấn những phân khúc thị trường phù hợp cho sản phẩm mới cũng như cách thức khác nhau để tiếp cận thị trường. Ví dụ: sử dụng báo Khánh H òa hoặc tờ rơi đối với khách địa phương(như chiến lược phát triển sản phẩm). Giả sử các bên liên doanh chấp nhận đầu tư, ta sẽ chuyển sang bước 3.
Bước 3: Tiến hành sản xuất tour mới.
Tiến trình này gồm có 6 giai đoạn như đã trình bày ở chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. Nên nhớ, bước khảo sát thực hiện tốt thì việc thiết kế chương trình sẽ rất thuận lợi.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải chú ý đến hai vấn đề c ơ bản sau: - Một là, xác định chi phí quảng cáo. Có thể hai b ên liên doanh cùng chịu chi phí này. Hoặc mỗi bên sẽ dùng ngân sách của mình để tự quảng cáo. Tuy nhiên theo tác giả thì các bên nên liên doanh cùng qu ảng cáo. Do các đơn vị lữ hành tại Nha
Trang có quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, mà quảng cáo nên sử dụng ít nhất hai phương tiện mới đạt hiệu quả cao.
- Hai là, đăng ký bản quyền chương trình du lịch. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm do đó khi tham gia soạn thảo hợp đồng li ên doanh cần phải rõ ràng để tránh các trang chấp thương mại có thể xảy ra về sau.
Bước 4: Khai thác tour mới.
Công đoạn này chính là việc bán các tour mới đến tay người tiêu dùng. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp đưa ra chương trình tour và mức giá cạnh tranh. Ví dụ: giả sử doanh nghiệp đ ã có tour du lịch sinh thái. Khi chào bán tour cho người dân Nha Trang thì mức giá nên thấp hơn so với du khách ngoại tỉnh.
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
Bước này chủ yếu là các bên nhận định lại quá trình liên kết của mình. Rút ra các kinh nghiệm-cách thức liên kết. Thấy được những điểm đạt và chưa nhằm có các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Mặt khác đây l à nguồn thông tin cấp cơ sở để doanh nghiệp quyết định lựa chọn đối tác li ên doanh về sau(nếu thấy có cơ hội và tính khả thi cao).
Góp ý: chiến lược liên doanh tuy mang lại khá nhiều lợi ích nhưng trong thời gian liên doanh thì các thông tin bên trong doanh nghi ệp của bạn có thể bị phía đối tác “nắm bắt” được. Do đó liên doanh như thế nào để gia tăng khả năng cạnh tranh và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của công ty là một vấn đề sống còn.
* Dự kiến kết quả đạt được:
- Cho ra đời những tour mới có chất lượng và giá cả cạnh tranh. - Cùng nhau khai thác nhóm khách hàng m ới.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Đứng vững trước các đối thủ có tiềm lực mạnh h ơn(đối thủ cũ và mới) - Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- “Tiếng nói” của đơn vị lữ hành có trọng lượng hơn đối với các đơn vị kinh doanh vận chuyển, lưu trú… =>Là tiền đề cho sự ra đời các tour du lịch khác.
Tổng kết: Những chiến lược trên đây chỉ mang tính xây dựng, thực tế cho
thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phát triển hoạt động lữ hành tại Nha Trang. Do đó tác giả mong nhận được sự đóng góp từ phía người đọc. Xin Chân thành cảm ơn !.