5. Phương pháp nghiên cứu:
3.1.5. Đánh giá của du khách về lịch trình chuyến đi:
Lịch trình trong một chuyến đi có thể được xem là một kế hoạch chi tiết cho hành trình. Du khách sẽ phải đi đâu, đi bằng phương tiện gì, tham quan những điểm nào, khi nào kết thúc… Mỗi một công ty có một lịch trình là khác nhau dù cho nó có chung điểm đến. Để có được một lịch trình hợp lý và thu hút được nhiều du khách cần phải có công đoạn thiết kế ch ương trình, và các nhà du lịch tại thời điểm này phải làm việc cật lực như các kiến trúc sư. Công đoạn này bao gồm các thao tác:
Thao tác thứ nhất, chọn và thiết kế các điểm đến sơ bộ. Căn cứ vào nhu cầu và dự báo nhu cầu của du khách, cùng với hệ thống nguồn lực của công ty m ình-của đất nước mình, nhà sản xuất sẽ chọn ra các điểm du lị ch thỏa mãn nhu cầu của du khách. Từ đó họ thiết kế thành những tuyến du lịch hợp lý, tối ưu. Nói tóm lại, thiết kế chương trình là một nghệ thuật mà hạt nhân ở đây sẽ là các điểm du lịch.
Thao tác thứ hai, tính toán để cài các chi tiết bổ sung vào chuyến du lịch đã thiết kế sơ bộ. Hệ thống dịch vụ bổ sung sẽ bao gồm: ph ương tiện đi lại, hệ thống nhà hàng-khách sạn, kể cả motel, camping, hệ thống thông tin li ên lạc, hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm(đặc biệt là các chương trình du lịch mạo hiểm). Một cách ngắn gọn, thao tác thứ hai là thao tác làm thế nào để trả lời một số câu hỏi sau: Vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện nào? Khách du lịch lưu trú tại đâu? Nghỉ dọc đường ở điểm nào? Khách du lịch ăn uống ở đâu? Hệ thống thông tin phục vụ khách du lịch ở đâu? Dịch vụ cấp cứu và y tế ở đâu? Ngoài ra còn có rất nhiều các câu hỏi khác.
Thao tác thứ ba, cụ thể hóa bằng đơn vị thời gian. Một chương trình du lịch bao giờ cũng phải cụ thể hóa bằng đ ơn vị thời gian. Lượng thời gian của một chương trình du lịch phụ thuộc vào: ượng thời gian của du khách, cự ly v à khả năng vận chuyển của các phương tiện trong chuyến, khả năng đáp ứng của các dịch vụ lưu trú ăn uống, độ phong phú các điểm du lịch v à năng lực của hướng dẫn viên.
Trên đây là ba thao tác cơ bản để có được một chương trình du lịch. Và người có quyền đánh giá cao nhất chính l à du khách. Sau đây sẽ là những đánh giá của du khách
Bảng 3.8: Tính hợp lý của lịch trình trong chuyến đi
Chỉ tiêu Số mẫu %
Rất hợp lý 14 13.3
Hợp lý 57 54.3
Bình thường 30 28.6
Không hợp lý 4 3.8
Biểu đồ 3.8: Tính hợp lý của lịch tr ình trong chuyến đi Tính hợp lý của lịch trình 14 57 30 4 0 10 20 30 40 50 60 Rất h ợp lý Hợp lý Bình th ường Không h ợp lý
Phân tích: Dựa vào đồ thị ta nhận thấy mức độ hợp lý của lịch tr ình là khá cao. Có 57 ý kiến-chiếm 54.3% cho rằng lịch trình hợp lý. Đây chính là điều các nhà thiết kế chương trình du lịch mong đợi nhất. Nó khẳng định những khảo sát- thăm dò-điều tra và kết luận của các nhà chuyên môn đã đi đúng hướng, nói một cách ngắn gọn nó sẽ mang về rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nh ư đã trình bày ở trên, lịch trình là chi tiết hóa của chuyến đi. Nếu lịch tr ình không hợp lý thì điểm du lịch có đẹp đến mấy cũng không thể khai thác hết đ ược. Phải biết rằng lịch trình chính là “sợi chỉ” xuyên suốt-kết hợp các yếu tố trong chuyến đi lại với nhau. V à sự kết hợp này đãc nằm trong tính toán khoa học của các nhà thiết kế. Du khách sẽ có lúc hồi hợp, chờ đợi? Lại có lúc hứng khởi, đi từ bất ngờ n ày đến bất ngờ khác.. Bên cạnh đó sẽ là các khoản lặng để du khách có thể tự trải nghiệm, tự nh ìn nhận cái đẹp. Hơn một nửa du khách thấy lịch trình hợp lý, các đơn vị lữ hành tại Nha Trang đã có những sự thành công nhất định. Mong rằng điều này sẽ còn được phát huy.
Với 14 người(chiếm 13.3%) cho rằng lịch trình rất hợp lý. Thật sự trong thực tế thì đánh giá này chỉ tồn tại trong một giai đoạn không dài. Vì rất nhiều các đơn vị du lịch tại các công ty khác, xa hơn là các tỉnh khác cũng đang nghiên cứu nhằm tạo ra cho họ những lịch trình khoa học hơn-thú vị hơn. Nhìn chung là không nên quá tự tin với nhận xét này vì du khách là những người thích thay đổi điểm đến.
30 ý kiến(chiếm 28.6%) cho rằng lịch tr ình bình thường. Nghĩa là các công ty du lịch có thể sử dụng các “kịch bản du lịch” n ày. Nhưng muốn thu hút khách nhiều hơn thì họ cần phải cải tiến nó, biến nó th ành nghệ thuật. Ta biết việc tạo ra một chương trình du lịch không phải đơn giản, cải tiến chương trình cũ cũng rất khó khăn nhưng nó cũng có nhiều lợi thế hơn thiết kế lại. Tùy vào điều kiện của từng đơn vị mà ta có phương án thích hợp. Đơn vị kinh doanh lớn, với nhân tài vật lực dồi dào sẽ có thể ra đời các chương tình du lịch quy mô hơn, hợp lý hơn và đặc biệt là sớm hơn để chiếm lĩnh thị trường. Các đơn vị nhỏ, tiềm lực là không nhiều thì có thể cải tạo chương trình cũ, hay bắt tay với các công ty ngang tầm để tạo ra sự khác biệt. Mỗi một đơn vị sẽ lo một phần trong lịch trình. Tóm lại những kinh nghiệm này là rất nhiều trên thương trường.
Có 4 người nhận thấy lịch trình không hợp lý. Một chương trình dù được thiết kế khoa học đến đâu thì khi vận hành cũng có những sai sót. Đáng mừng là có người đã nhận ra sai sót của đơn vị đó. Tác giả cho rằng thống kê này rất có ý nghĩa. Đây chính là tiền đề cho các chương trình mới ra đời. Trước mắt là điểm yếu cần khắc phục nhưng tương lai sẽ có những lợi ích to lớn hơn.
Bên cạnh đó việc đánh giá tính hợp lý của lịch trình đôi khi lại bị tác động bởi yếu tố tâm lý du khách. Qua ví dụ ta sẽ hiểu vấn đề n ày rõ hơn:
- Đứng trên góc độ công ty du lịch, nhà thiết kế bao giờ cũng muốn lợi ích mà chương trình mang lại là nhiều. Vì nó phải nằm trong tính toán là giá bán Tour là bao nhiêu để có thể cân đối giữa chi phí và doanh thu. Có như vậy thì lợi nhuận mới cao.
- Đứng trên góc độ người tham gia du lịch, trong một chuyến đi bao giờ du khách cũng thích có nhiều nơi để khám phá, tâm lý này sẽ tác động vào đánh giá của du khách. Ví như hai chương trình có độ dài là như nhau. Nhưng một chương trình có nhiều điểm tham quan hơn và giá không đắt hơn là bao nhiêu đôi khi du khách cho rằng nó hợp lý hơn.
Kết luận: tham khảo ý kiến du khách l à điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên bên cạnh đó ta cần phải có những người am tường về chuyên môn để loại đi các thông tin nhiễu khi tiến hành điều tra.