Nội dung cơ bản của các chiến lược:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 84 - 85)

5. Phương pháp nghiên cứu:

4.2.1. Nội dung cơ bản của các chiến lược:

Chiến lược phát triển sản phẩm: tạo ra nhiều hình thức du lịch mới, các tour

mới, cải tiến sản phẩm du lịch hiện có theo h ướng tốt hơn. Nâng cao giá trị các dịch vụ đi kèm trong tour. Tất nhiên phải có sự phối hợp của các yếu tố khác nh ư giá tour, tiềm lực doanh nghiệp... Tóm lại là làm cho du khách cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hơn so với trước đây.

Chiến lược giá: thông thường là đơn vị lữ hành dùng mức giá thấp để đánh

vào tâm lý của du khách. Nhưng còn có một cách khác là dùng mức giá cao để chứng tỏ chất lượng của sản phẩm du lịch. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp tại Nha Trang mà họ tiến hành: nâng giá-hạ giá-giữ giá.

Chiến lược xúc tiến du lịch: là chiến lược tuyên truyền, quảng bá vận động

nhằm tìm kiếm các cơ hội cho hoạt động lữ hành phát triển. Ở đây có 2 khâu quan trọng là xúc tiến đểquyết định đầu tư tạo ra các tour và xúc tiến đểbán được tour.

Chiến lược phát triển thị trường: các đơn vị lữ hành tại Nha Trang sẽ tìm

kiếm các thị trường mới không thuộc địa phận th ành phố và bán các tour sẵn có của đơn vị. Cụ thể như thị trường Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và có thể là tại các địa phương khác.

Chiến lược liên doanh: các đơn vị tour đang hoạt động tại thành phố sẽ liên

kết với nhau để phục vụ du khách tốt h ơn(sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau).

Chiến lược sáp nhập: hai hay nhiều đơn vị lữ hành đang hoạt động tại Nha

Trang tiến hành hợp nhất tạo ra một đơn vị mới. Điều này dẫn đến sự thay đổi về quy mô, cơ cấu tổ chức… Tuy nhiên tính thực tiễn của nó là rất thấp(do tâm lý).

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: tổ chức đào tạo và tái đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên đang phục vụ trong hoạt động của công ty , mặt khác là sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình đào tạo nguồn nhân lực từ phía chính phủ.

Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng: xây dựng đường sá, nơi vui chơi giải trí,

bệnh viện, khách sạn… thành một hệ thống liên hoàn để phục vụ tốt cho hoạt động du lịch. Trong thực tế đây là chiến lược của một quốc gia, một địa phương chứ không riêng một đơn vị lữ hành. Vì đầu tư cho cơ sở hạ tầng là vô cùng tốn kém và thời gian thu hồi vốn là rất lâu.

Chiến lược hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách pháp luật: cùng với sự

phát triển của hoạt động du lịch, các tình huống-tranh chấp mới sẽ nảy sinh. Nội dung của chiến lược là sẽ bổ sung những điểm còn thiếu của hệ thống văn bản pháp luật. Cải cách thủ tục hành chính để hoạt động du lịch tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Ví dụ: thực hiện chế độ một dấu một cửa.

Chiến lược quản lý, bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường:nhà nước cùng các tổ chức xã hội, đơn vị du lịch tiến hành khai thác hợp lý và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử. Bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao ý thức của ng ười dân. Chiến lược này ở tầm quốc gia. Tóm lại ở 4 chiến lược cuối phải có “bàn tay” của nhà nước mới thực hiện được.

Sau khi nghiên cứu và lựa chọn. Tác giả xin phép được đưa ra nhóm chiến lược bao gồm 3 chiến lược:

- Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. - Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch. - Chiến lược liên doanh-liên kết

Ba chiến lược này sẽ bổ sung cho nhau để giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt cơ hội đang có và tránh được rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 84 - 85)