Các hoạt động văn hóa, sự kiện du lịch:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 31 - 33)

5. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.2.2.Các hoạt động văn hóa, sự kiện du lịch:

Trong các năm trở lại đây, Khánh Hòa và đặc biệt là thành phố Nha Trang nổi lên như là nới diễn ra các sự kiện văn hóa lễ hội quan trọng v à hấp dẫn.

Nghành du lịch Khánh Hòa đã tổ chức tốt những hoạt động du lịch, văn hóa nhân kỉ niệm 350 năm thành lập tỉnh năm 2003. Một sự kiện thường niên “đến hẹn lại lên”, trở thành một nét riêng của tỉnh là “Tháng 8: Nha Trang– Điểm hẹn” thu hút được đông đảo sự quan tâm và tham gia của các cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, từ năm 2004, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa– du lịch theo chủ đề của các ngày lễ và sự kiện trong năm như : tháng 4: Du lịch xứ trầm hương; tháng 6: Nối kết con đường di sản miền Trung- Du lịch hè Nha trang”.

Từ năm 2003, định kỳ 2 năm 1 lần, Khánh Hòa lại tổ chức Festival biển với qui mô và mức độ đầu tư ngày càng gia tăng. Đặc biệt, Festival biển lần thứ 3- năm 2007, được tổ chức với qui mô lớn, hoành tráng, với nhiều nội dung hoạt động phong phú, ấn tượng, mang đậm nét văn hóa du lịch Khánh Hòa và một số vùng miền của đất nước. Tại Festival này, có 7 kỉ lục quốc gia được thiết lập :

- Đôi linh vật biển lớn nhất ( cá ngựa cao 3m và cá mao tiêm dài 2m được làm bằng neonsign ).

- Bàn cờ vua lớn nhất ( mỗi quân cờ có kích thước 0,6 x 1,5m ), -100 chong chóng khổng lồ đón gió bờ biển;

- Màn hình lớn nhất các kỳ Festival Biển (600m2 ),

- Chim Yến lớn nhất ( được ghép bừng 73.000 mảnh vỏ gáo dừa), - Chiếc nem Ninh Hòa dài nhất ( 11m, nhân nặng 265kg),

- Nồi bánh canh lớn nhất ( cao 2,42m, đường kính 2,6m chứa lượng nước dùng đủ cho 10.000 người ăn)

Ngoài ra, các lễ hội truyền thống của địa phương cũng diễn ra định kỳ hàng năm như : lễ hội Am Chúa, Tháp Bà Ponagar, lễ hộ cầu ngư... Sau đây là các hoạt động chính của các lễ hội truyền thống tr ên địa phương.

Lễ hội Tháp Bà- vào ngày 20- 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân lại làm lễ cúng tế long trọng tại Tháp Bà để tưởng nhớ Bà Mẹ Xứ Sở, người theo truyền thuyết đã có công tạo lập ra xứ sở, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt, hái thuốc chữa bệnh, đón hài nhi ra đời. Nghi lễ có 2 phần chính: lễ thay y (ngày 20 tháng 3) và nghi lễ cầu cúng (đêm 22 tháng 3). Lễ thay y bao gồm việc lễ tắm tượng nữ thần bằng nước nấu từ các loài hoa lá thơm, rồi thay xiêm y, mũ miện mới. Sau đó phần nghi lễ cầu cúng mới bắt đầu. Nghi lễ n ày được tiếng hành một cách thành kính, tôn nghiêm trong tiếng trống, tiếng chiêng của ban nhạc và lời văn tế ca ngợi công đức BÀ Mẹ Xứ Sở cùng lời cầu mong quốc thái dân an, mọi nh à ấm no hạnh phúc. Tiếp sau đó là phần trình diễn múa hát “Dâng bông” lên mẹ.

Lễ hội Am Chúa- được tổ chức từ 1-3 tháng 3 Âm lịch tại Am Chúa nơi thờ nữ thần Ponagar, trên sườn núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Theo truyền thuyết, đây là nơi nữ thần giáng trần và sống một tuổi thơ yên bình dưới sự chở che của đôi vợ chồng tiều phu ngh èo. Ngoài phần nghi lễ dân hương theo lối cổ truyền, có rất nhiều hoạt động múa hát dân gian do người dân và những người chuyên đi tìm trầm thực hiện. Lễ hội thường kéo dài 3-4 ngày.

Lễ hội Yến Sào- tên gọi đầy đủ của lễ hội này là “ Lễ hội ngành khai thác yến sào” được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 5 âm l ịch. Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tai đảo Hòn Nội, nơi đặt miếu thờ bà chúa Đảo Yến, với các nghi lễ trọng thể- trang nghiêm. Nghề khai thác Yến Sào ở Khánh Hòa đã có trên 600 năm, đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy nguy hiểm, rủi ro vì phải luôn treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Do vậy, lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.

Từ năm 2004, tỉnh còn tổ chức nhiều lễ hội mang tính quần chúng cao như : lễ hội đường phố, triển lãm ngoài trời... Tất cả những hoạt động lễ hội trên đều thu hút được đông đảo nhân dân địa phương và du khách.

Một trong những hiện tượng đáng phấn khởi là Khánh Hòa đang dần trở thành một tên gọi song hành cùng các sự kiện văn hóa quan trọng của cả nước : vòng chung kết Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt và cuộc thi hoa hậu Trái Đất, chung kết cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế Giới 2008. Khánh Hòa cũng đã vinh dự trở

thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới vào tháng 6/2003.

Cùng với nét hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, có thể nói chính những hoạt động sự kiện văn hóa, lễ hội đa dạng, phong phú, đặc sắc đã góp phần thúc đẩy du lịch Khánh Hòa phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động lữ hành tại thành phố nha trang (Trang 31 - 33)