1.2. Cơ sở lý luận chung về quản lý chi đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh (thước đo) kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư
phát triển
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển
- Khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện: Khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tƣ đã hoàn thành, bao gồm: các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và đƣợc duyệt trong một dự án đầu tƣ.
- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tƣợng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá, hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã đƣợc ghi trong một dự án) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đƣa vào sử dụng đƣợc ngay.
Cần phân biệt các trƣờng hợp: huy động bộ phận và huy động toàn bộ Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tƣợng, từng hạng mục công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tƣợng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng đƣa vào sử dụng.
hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì đƣợc áp dụng hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tƣợng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt. Còn đối với những công cuộc đầu tƣ quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tƣ ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tƣợng, hạng mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt.
Các giá trị tài sản cố định đƣợc huy động là kết quả đạt đƣợc trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể đƣợc biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật là số lƣợng các tài sản cố định đƣợc huy động nhƣ: số lƣợng nhà ở, bệnh viện, cửa hàng, … Chỉ tiêu biểu hiện bằng giá trị là giá trị tài sản cố định đƣợc huy động, chúng đƣợc tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng trong công tác nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tƣ. Cụ thể, giá trị dự toán đƣợc sử dụng làm cơ sở để tính toán giá trị thực tế của tài sản cố định, để lập kế hoạch vốn đầu tƣ và tính khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện. Giá trị dự toán còn là cơ sở để thanh quyết toán giữa chủ đầu tƣ và đơn vị nhận thầu. Giá trị thực tế của các tài sản cố định huy động đƣợc sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tài chính, dự toán đối với công cuộc đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách cấp; để ghi vào bảng cân đối tài sản cố dịnh của cơ sở; là cơ sở để tính khấu hao hàng năm; phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở.
Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lƣợng các tài sản cố định đƣợc huy động của tất cả các ngành, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này ở mọi cấp độ quản lý khác nhau.
Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định đƣợc huy động đƣợc xác định theo công thức sau:
Trong đó:
F – Giá trị các tài sản cố định đƣợc huy động trong kỳ.
Ivb – Vốn đầu tƣ thực hiện ở các kỳ trƣớc chƣa đƣợc huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ).
Ivr – Vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện trong kỳ nghiên cứu.
C – Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (đó là những khoản chi phí do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại đƣợc cấp có thẩm quyền đầu tƣ cho phép duyệt bỏ nhƣ: bão lũ, lụt,…)
Ive
– Vốn đầu tƣ thực hiện chƣa đƣợc huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)
Khi các tài sản cố định đƣợc huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm đƣợc hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã đƣợc huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định đƣợc ghi trong dự án đầu tƣ.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của một nền kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội đó là vốn đầu tƣ, trong đó vốn đầu tƣ từ NSNN là chủ đạo, khởi nguồn, kích thích các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tƣ. Mặc dù vậy, việc xem xét hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ nói chung, vốn đầu tƣ từ NSNN nói riêng không chỉ dựa vào lƣợng vốn đầu tƣ nhiều hay ít, mà quan trọng là đánh giá trên tính hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ, tức là đầu tƣ 1 đơn vị vốn đầu tƣ đem lại bao nhiêu đơn vị hiệu quả kinh tế cũng nhƣ hiệu quả xã hội.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả chi ĐTPT từ NSNN là một phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã
hội đạt đƣợc của hoạt động chi ĐTPT từ NSNN với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Năng lực sản xuất phục vụ đƣợc thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định đƣợc huy động nhƣ số căn hộ, số m2 nhà ở, trƣờng học, số giƣờng nằm ở bệnh viện, số KWh điện năng…, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong một đơn vị thời gian. Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tƣ phát triển đã đem lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lƣợng, doanh thu mang lại cho các ngành địa phƣơng sự gia tăng của năng lực sản suất phục vụ, mức tăng của giá trị tăng thêm, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư phát triển
- Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIV(GO)).
Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng. pttd GO IV Iv GO H ) ( Trong đó:
ΔGO – giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng Ivphtd – vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu địa phƣơng Công thức này cho biết một đơn vị vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị, mức tăng của giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho các ngành và địa phƣơng.
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIV(GDP))
Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng.
pttd GDP IV Iv GDP H ) ( Trong đó:
ΔGDP - mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng.
Công thức này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu cho địa phƣơng.
- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIV(VA))
Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng (phtd) trong kỳ nghiên cứu của từng ngành trong địa bàn.
pttd VA IV Iv VA H ) ( Trong đó:
ΔVA – Mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của từng ngành IVphtd – Vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
Công thức này đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho từng ngành. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra đƣợc thêm bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành.
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(GDP))
Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng.
F GDP HIV GDP ) ( Trong đó:
F – Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng.
Công thức này có ý nghĩa cho biết 1 đơn vị giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ đã tạo ra thêm đƣợc bao nhiêu tổng sản phẩm quốc nội cho địa phƣơng.
-. Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(VA))
F VA HIV VA
) (
Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng giá trị tăng thêm so với giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Công thức này đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tƣ từng ngành. Nó phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ tạo ra thêm bao nhiêu gia trị gia tăng.
- Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (ICOR) GDP Iv ICOR
Từ công thức trên cho thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tƣ. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế,
muốn giữ tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tƣ phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nƣớc.
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố:
Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu đầu tƣ ngành. Cơ cấu đầu tƣ ngành thay đổi ảnh
hƣởng đến hệ số ICOR từng ngành, do đó, tác động đến hệ số ICOR chung. Nếu gọi ICORi là hệ số ICOR của ngành i, i là tỷ trọng của ngành i trong GDP, gi là tốc độ tăng trƣởng của ngành i, g là tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung thì:
ICOR = ICORi * gi/g *
Thứ hai, sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hƣởng hai mặt
đến hệ số ICOR. Gia tăng đầu tƣ cho khoa học công nghệ, một mặt, làm cho tử số của công thức tăng, mặt khác, sẽ tạo ra nhiều ngành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tƣ tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Nhƣ vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hƣớng nào chiếm ƣu thế.
Thứ ba, do thay đổi cơ chế chính sách và phƣơng pháp tổ chức quản lý.
Cơ chế chính sách phù hợp, đầu tƣ có hiệu quả hơn (nghĩa là, kết quả đầu tƣ ở mẫu số tăng lớn hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngƣợc lại.
1.3.2.7. Hệ số huy động tài sản cố định (HTSCĐ)
Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn đầu tƣ thực hiện trong kỳ nghiên cứu.
Trong đó:
TH TSCĐ Iv
F
H
F - Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phƣơng. IVTH - Vốn đầu tƣ thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa
Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công các công trình càng nhanh đƣợc huy động và sử dụng trong từng ngành, địa phƣơng, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngành, địa phƣơng. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tƣ còn có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả khác nhƣ: mức tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ hay tăng kim ngạch xuất khẩu so với vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tƣ phát triển kinh tế tới hoạt động khác.
- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
- Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tƣ phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu