CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Những giải pháp chủ yếu
4.3.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị thực hiện dự án
- Tăng cƣờng công tác khảo sát; lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Tránh tình trạng khảo sát không đúng quy trình, đề cƣơng đƣợc duyệt; thiết kế không theo sát thiết kế cơ sở đã đƣợc duyệt tại dự án đầu tƣ, không tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quy phạm..., dẫn đến tình trạng phát sinh khối lƣợng, xử lý điều chỉnh kỹ thuật trong thi công, chất lƣợng công trình kém, khai thác vận hành không đúng mục tiêu xây dựng...
- Tăng cƣờng công tác thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tƣ xây dựng: Tăng cƣờng công tác thẩm định, phê duyệt TMĐT, TDT, dự toán theo cơ chế quản lý chi phí xây dựng hiện hành, đặc biệt trong các trƣờng hợp điều chỉnh, bổ sung do trƣợt giá, phát sinh khối lƣợng... Tránh trƣờng hợp chậm trễ trong phê duyệt làm ảnh hƣởng đến công tác điều hành kế hoạch chi ĐTPT, giải ngân VĐT, phát sinh nợ XDCB ...
- Đổi mới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ: Một là, cần phải xây dựng phƣơng án và tổ chức các khu TĐC theo quy hoạch, trƣớc khi tổ chức ĐBGPMB. Theo cách làm hiện nay, việc xây dựng khu TĐC diễn ra cùng lúc với thi công xây dựng dự án và thƣờng kéo dài, không đáp ứng tiến độ GPMB. Đó là chƣa kể đã có trƣờng hợp khu TĐC cũng bị vƣớng mặt bằng, phải dừng thi công. Hai là, các địa phƣơng cần thống nhất giá đất, hạn mức đất ở vùng giáp ranh giữa các địa giới hành chính có các điều kiện tự nhiên và xã hội giống nhau. xây dựng cơ chế cấp vốn, cho vay vốn, ứng vốn để thực hiện TĐC, ĐBGPMB. Cần có quy chế phối hợp và hoạt động cụ thể, tăng cƣờng phối hợp giữa các BQLDA và các địa phƣơng trong công tác
ĐBGPMB. Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn các Ban ĐBGPMB tại các địa phƣơng, đẩy mạnh phân cấp cho các địa phƣơng trong khâu phê duyệt phƣơng án ĐBGPMB. Trong bố trí kế hoạch phải đảm bảo cân đối trƣớc và đủ vốn thực hiện ĐBGPMB.
- Tăng cƣờng quản lý đấu thầu theo Luật Đấu thầu: Tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, thực hiện mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp chế tài theo quy định nhƣ cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu hoặc kết hợp các hình thức trên để xử phạt các trƣờng hợp vi phạm quy chế đấu thầu nhằm tránh xảy ra tình trạng không tổ chức đấu thầu đầy đủ theo quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu, tổ chức đấu thầu hạn chế thiếu cơ sở pháp lý, xác định khối lƣợng mời thầu không chính xác... Xử lý kiên quyết các hành vi dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu, giữa nhà thầu với CĐT, kể cả các hành vi của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu dẫn đến kết quả sai lệch hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực. Khắc phục ngay tình trạng nhà thầu nhận thầu cùng lúc nhiều công trình, dàn trải xe máy, thiết bị, nhân lực làm kéo dài tiến độ thi công; hoặc sau khi trúng thầu, ký hợp đồng lại với đơn vị khác không đủ tiêu chuẩn thi công dự án; hoặc dự thầu giá thấp để trúng thầu, sau đó tìm cách phát sinh, nâng giá hợp đồng...