Nguồn số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.3. Nguồn số liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các tƣ liệu đƣợc công bố nhƣ: Nghị Quyết, Quyết định của Chính Phủ, bộ ngành,

UBND tỉnh, các sở, ban ngành; Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị xã; Báo cáo tổng kết giai đoạn 2014 - 2016, tổng kết năm, các số liệu báo cáo tổng hợp từ các đơn vị trên địa bàn thị xã, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm 2014, 2015, 2016. Nguồn số liệu thu thập từ các sở chuyên quản: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, thƣơng binh và xã hội,....

- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập thông qua việc điều tra và xin ý kiến chuyên gia.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THỊ XÃ PHÚ THỌ 3.1. Tổng quan về Thị xã Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thị xã Phú Thọ là thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Diện tích đất tự nhiên của Thị xã Phú Thọ là khoảng 64,6 km², nằm cách thành phố Việt Trì 30km, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc và cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 200km. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây - tây nam giáp huyện Thanh Ba và Cẩm Khê (bên kia sông Hồng), phía nam giáp huyện Tam Nông, phía đông nam giáp huyện Lâm Thao. Địa hình của thị xã Phú Thọ cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Khí hậu tại đây cũng mang bản sắc của vùng trung du Bắc Bộ, 4 mùa rõ rệt.

Thị xã Phú Thọ thành lập năm 1903 đến nay vừa tròn 115 năm lịch sử. Hiện thị thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phƣờng: Âu Cơ, Hùng Vƣơng, Phong Châu, Thanh Vinh, Trƣờng Thịnh; và 5 xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bƣớc phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10%/năm, các lĩnh vực xã hội đƣợc quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị đƣợc chú trọng đầu tƣ, diện mạo đô thị có nhiều đổi mới. Năm 2010, thị xã Phú Thọ đƣợc công nhận là đô thị loại III và hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,

giáo dục đào tạo, y tế... phía Tây - Tây Bắc của tỉnh; là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

Hệ thống giao thông tại thị xã Phú Thọ rất phong phú gồm có đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt và đƣờng hàng không. Đƣờng bộ có quốc lộ 2 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc. Đƣờng Hồ Chí Minh nối Phú Thọ với các tỉnh từ Bắc vào Nam; Đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua nối trung tâm thị xã trục hành lang kinh tế Đông – Tây; Đƣờng quốc lộ 2 và hàng chục tuyến đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ với tổng chiều dài hàng trăm km chạy qua địa bàn thị xã. Đƣờng sắt nổi bật với tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua với chiều dài 9,4km. Đƣờng thủy trên sông Hồng có chiều dài qua thị xã hơn 10 km nhƣng hiệu quả sử dụng chƣa cao. Thị xã còn có 01 sân bay quy mô nhỏ do quân đội quản lý, trong quy hoạch có tính đến mở rộng để sử dụng dân sự khi cần thiết.

Tổng dân số trên địa bàn là 91.650 ngƣời. Trong đó: Dân số thƣờng trú 71.650 ngƣời, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cƣ, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 20.000 ngƣời. Theo số liệu thống kê năm 2016, tính trên toàn đô thị, số lao động trong độ tuổi lao động là 43.161 ngƣời, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng là 12.965 ngƣời, lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ là 14.426 ngƣời, lao động trong ngành nông ngƣ nghiệp là 12.833 ngƣời. Trong đó, khu vực nội thị là: số lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng là 8.485 ngƣời, lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ là 10.818 ngƣời, lao động trong ngành nông ngƣ nghiệp là 3.848 ngƣời. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 68,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 39%.

3.1.2. Đánh giá chung về lợi thế, hạn chế đối với quá trình phát triển của Thị xã Phú Thọ Thị xã Phú Thọ

a) Hạn chế:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế còn chậm; một số chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế chƣa đạt. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn một số mặt hạn chế, chƣa đồng bộ, hiệu quả kết nối và chất lƣợng chƣa cao. Sản xuất công nghiệp có tăng trƣởng; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chƣa đƣợc nhiều; kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp cận đô thị chƣa thực sự rõ nét.

- Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, kết quả giảm nghèo chƣa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo.

- Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân có cố gắng nhƣng do trình độ và năng lực còn hạn chế nên chƣa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp.

- Công tác quản lý đô thị , công tác vệ sinh môi trƣờng , trật tự đô thị còn chƣa kịp thời.

b) Lợi thế:

- Chính quyền và nhân dân thị xã luôn có thái độ thân thiện, mời đón và đồng hành cùng doanh nghiệp đầu tƣ vào thị xã. Đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tƣ trong cả lĩnh vực công và đầu tƣ ngoài khu vực công.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đã hoàn thiện kết nối đƣợc các vùng kinh tế trọng điểm nhƣ Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng qua đƣờng Cao tốc Nội Bài – Lào Cai nối trục kinh tế Đông Tây và các tỉnh miền trung, miền nam qua đƣờng Hồ Chí Minh. Thị xã có Khu Công nghiệp Phú Hà và Cụm

Công nghiệp Thanh Minh đã và đang đƣợc đầu tƣ hạ tầng, giá thuê đất và các chế độ ƣu đãi tốt, nguồn nhân lực dồi dào do có vị trí trung tâm vùng Tây – Tây Bắc.

- An ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội ổn định tuy còn một số địa bàn vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý chi đầu tƣ phát triển ở thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 giai đoạn 2014-2016

3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch dự toán chi ĐTPT từ NSNN

Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành của tỉnh, trên cơ sở định hƣớng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, kế hoạch VĐT hàng năm đƣợc UBND thị xã phê duyệt cho từng chƣơng trình, dự án, từng ngành, từng xã, phƣờng theo đúng quy định của Luật NSNN.

Trong quá trình xét duyệt kế hoạch VĐT hàng năm, chủ trƣơng của thị xã là kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tƣ không hiệu quả, không đúng quy hoạch, các dự án mới không đủ thủ tục pháp lý, ƣu tiên đầu tƣ các công trình quan trọng có sức thu hút đầu tƣ (các công trình giao thông, phát triển hạ tầng công nghiệp Phú Hà...), tập trung VĐT hoàn thành các công trình trọng điểm. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, từng bƣớc tăng tỷ trọng đầu tƣ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đến 2016, cơ cấu đầu tƣ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ lần lƣợt là 5,5%- 39,5%- 55%. Thƣờng trực HĐND, UBND thị xã và các ngành liên quan thƣờng xuyên có sự quan tâm, hƣớng dẫn và chỉ đạo quyết liệt việc phân cấp mạnh và đồng bộ hơn cho các xã, phƣờng, tạo tính chủ động cho các địa phƣơng trong việc lựa chọn danh mục đầu tƣ, bố trí kế hoạch và lồng ghép nguồn VĐT. Từ năm 2014-2016, số công trình có mức đầu tƣ trên 200 triệu đồng đƣợc phân cấp cho ngân sách thị xã ngày càng tang. Đến năm 2016, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với nguồn VĐT XDCB tập trung và nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, một số

khoản từ nguồn để lại đầu tƣ theo Nghị quyết của Quốc hội, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XDCB do thị xã làm CĐT theo tổng mức và cơ cấu (bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu theo tỷ lệ công trình thanh toán khối lƣợng, công trình chuyển tiếp và công trình mới), không ghi danh mục cụ thể, mức vốn. Trƣờng hợp cần ƣu tiên đầu tƣ các công trình mới theo mục tiêu của tỉnh thì chỉ ghi danh mục, không ghi mức vốn (dự án đƣợc UBND tỉnh phê duyệt giao cho huyện, thị xã làm CĐT).

Trên cơ sở tổng mức, cơ cấu VĐT đƣợc phân bổ và các nguồn dự toán ngân sách thị xã huy động, UBND thị xã trình HĐND thị xã thông qua danh mục, mức VĐT cho các công trình theo định hƣớng chung của tỉnh. Trong đó vốn ngân sách tập trung cần dành một phần bố trí hỗ trợ bê tông hoá giao thông các xã và kiên cố hoá kênh mƣơng trên địa bàn thị xã. Căn cứ Nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã quyết định danh mục, mức VĐT cho các công trình, và báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ và các sở, ngành có liên quan của tỉnh để quản lý, điều hành công tác đầu tƣ XDCB trên địa bàn thị xã.

Trong thời gian qua, thị ủy, HĐND, UBND thị xã Phú Thọ đã khuyến khích phân cấp cho các xã, phƣơng có đủ năng lực làm CĐT các công trình hạ tầng quy mô nhỏ có mức vốn dƣới 200 triệu đồng. Chủ tịch UBND thị xã căn cứ vào khả năng quản lý của các xã, phƣờng quyết định phân cấp.

UBND thị xã đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, xử lý nợ tồn đọng kéo dài, ngay từ khâu xét duyệt kế hoạch đã kiểm soát việc cân đối vốn cho các công trình phải đảm bảo đúng theo cơ cấu và đảm bảo nguyên tác tra nợ cho các khối lƣợng công trình đã hoàn thành - thanh toán công trình chuyển tiếp - vốn bố trí cho công trình đầu tƣ xây dựng mới. Nguyên tắc này đã đƣợc chấp hành một cách nghiêm túc, có xu hƣớng ngày càng đƣợc điều chỉnh tích cực theo hƣớng ƣu tiên trả nợ cũ và chống dàn trải trong ĐTPT.

Hàng năm, UBND thị xã bố trí VĐT bình quân cho một dự án đƣợc phân bổ theo thứ tự ƣu tiên, đƣợc cân nhắc, xem xét kỷ lƣỡng và có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ trƣớc. Cụ thể:

- Đối với các dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng: UBND thị xã chỉ đạo ƣu tiên thanh toán cho các dự án đã có phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, tiếp đến cân đối vốn cho các dự án có nợ khối lƣợng lớn, kéo dài.

- Đối với các dự án chuyển tiếp: Kiên quyết loại bỏ dự án không hiệu quả. - Các công trình mới đƣợc đầu tƣ: đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nƣớc về quản lý ĐT&XD nhƣ công trình phải phù hợp với quy hoạch; đảm bảo thủ tục pháp lý; vốn cân đối trên 30% so với tổng mức đầu tƣ,... mới đƣợc ghi kế hoạch và tổ chức đấu thầu, khởi công xây dựng. Do vậy, số lƣợng dự án đƣợc đầu tƣ trong giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn thị xã về cơ bản ổn định.

Công tác lập và phê duyệt kế hoạch VĐT từ NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong giai đoạn đã có những chuyển biến tích cực theo hƣớng phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đúng cơ cấu, quy định của nhà nƣớc; tổ chức phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách và đầu tƣ; thực hiện lồng ghép các nguồn VĐT trên địa bàn, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải; từng bƣớc giảm dần nợ khối lƣợng XDCB trên địa bàn; quy trình phân bổ kế hoạch đƣợc triển khai nhanh, chặt chẽ, công khai, minh bạch, công bằng, đảm bảo đúng quy định.

3.2.2. Thực trạng công tác Quản lý, điều hành nguồn vốn ĐTPT từ NSNN

Với đặc thù là một thị xã có bề dày lịch sử những thiếu động lực phát triển trong những năm gần đây, nguồn thu NSNN không lớn, các khoản chi ĐTPT chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp có mục tiêu của cấp trên, do đó các đơn vị chức năng và các xã, phƣờng của thị xã chƣa có sự chủ động nhất định

trong việc đẩy nhanh tiến độ chi theo kế hoạch đã đƣợc UBND thị xã giao từ đầu năm. Tuy còn nhiều khó khăn, nhƣng đơn vị chức năng và các xã, phƣơng của thị xã đã có nhiều nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vƣợt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của tổng giá trị sản xuất là 6,2%. Để đạt đƣợc thành quả đó, đòi hỏi nguồn VĐT phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm; phải tăng cƣờng khai thác, tập trung đủ và kịp thời các nguồn thu vào NSNN; tổ chức quản lý và điều hành các nguồn VĐT đúng quy định, đáp ứng tiến độ thực hiện và tiến độ thanh toán vốn của các dự án đƣợc thông báo kế hoạch.

UBND thị xã, cơ quan tài chính luôn theo sát kết quả thu; sắp xếp các khoản chi theo kế hoạch; chuyển nguồn qua cơ quan KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán VĐT cho các dự án theo kế hoạch và tiến độ; không bố trí chi khi chƣa có nguồn, chi ngoài dự toán gây mất cân đối ngân sách trong quá trình điều hành nguồn VĐT.

3.2.3 Thực trạng thanh toán và quyết toán vốn ĐTPT từ NSNN

a) Thanh toán:

Trƣớc ngày Thông tƣ 06/2006/TT-BXD có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành cần phải có phiếu giá và hồ sơ thanh toán , qua đó Kho bạc Nhà nƣớc một phần kiểm soát đƣợc hồ sơ thanh toán và có quyền từ chối thanh toán đối với hồ sơ lập sai đơn giá vật liệu theo thông báo giá.

Từ khi Thông tƣ 06/2007/TT-BXD có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua hệ thống KBNN đƣợc thông thoáng hơn. Chủ đầu tƣ chỉ điền theo mẫu quy định, vốn đầu tƣ trong kế hoạch đƣợc thanh toán dễ dàng.

Bên cạnh đó cùng với việc Bộ Tài chính bãi bỏ quyết định 3836/QĐ- BTC ngày 17/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành quy chế thông báo mức vốn đầu tƣ thuộc NSNN, thủ tục hành chính trong việc thanh toán

vốn đầu tƣ XDCB đƣợc giảm thiểu. Trƣớc đây mặc dù đã đƣợc giao kế hoạch vốn hàng năm nhƣng, đến khi thanh toán, chủ đầu tƣ lại phải đến cơ quan tài chính xin thông báo hạn mức vốn sang KBNN Tỉnh, điều này gây nhiều phiền hà và dễ nảy sinh tiêu cực.

Cùng với việc tạo hành lang thông thoáng trong việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, việc ứng vốn cũng dễ dàng hơn. Thông tƣ 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng có điểm quy định: Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)