CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Những giải pháp chủ yếu
4.3.7. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về xây dựng
Trên cơ sở Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 "về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình" và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ "về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/ NĐ-CP"; căn cứ thực trạng quản lý giai đoạn 2001-2005 và những kiến nghị trong tất cả các khâu thuộc quy trình ĐTXD, UBND tỉnh cần nghiên cứu và ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ sử dụng vốn NSNN tỉnh theo hƣớng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong ĐTXD; tách chức năng quản lý nhà nƣớc với quản lý kinh doanh trong tất cả các khâu trong quản lý ĐTXD.
Ngƣời ra quyết định đầu tƣ không kiêm nhiệm CĐT; thực hiện đấu thầu chọn tƣ vấn quản lý dự án; xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm CĐT, BQLDA kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc; tăng cƣờng sử dụng các tổ chức tƣ vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn; các tổ chức tƣ vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tƣ vấn giám sát không thuộc cùng một ngành, một địa phƣơng; từng bƣớc hình thành tổ chức tƣ vấn độc lập; xây dựng lộ trình xoá bỏ tình trạng khép kín hiện nay.
Đồng thời với việc phân cấp trong quản lý ĐTXD, tiếp tục bổ sung các chế tài về quản lý nhà nƣớc đủ mạnh để tăng cƣờng trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động ĐTXD:
Đối với ngƣời quyết định đầu tƣ: Song song với việc đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngành, địa phƣơng, trong cơ chế quản lý đầu tƣ của tỉnh cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của ngƣời ra quyết định đầu tƣ. Ngƣời quyết định đầu tƣ sẽ phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định những dự án đầu tƣ sai, gây lãng phí NSNN, kiên quyết chấm dứt tình trạng ngƣời quyết định đầu tƣ sai nhƣng vẫn đứng ngoài cuộc nhƣ hiện nay.
Đối với chủ đầu tƣ: CĐT phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lƣợng, tiến độ xây dựng và phải là ngƣời quản lý sử dụng dự án khi hoàn thành. Giám đốc điều hành dự án cần lựa chọn là ngƣời có đủ điều kiện về năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy định. Nếu CĐT không có đủ điều kiện năng lực, thì phải thuê các tổ chức tƣ vấn quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng. Kiện toàn, sắp xếp lại các BQLDA, tiến tới xoá bỏ các BQL không đủ điều kiện năng lực, thành lập các BQL chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình tƣ vấn quản lý dự án.
Đối với nhà thầu: Trong quy chế cần quy định chặt chẽ về năng lực hành nghề của nhà thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầu đƣợc phép tham gia phù hợp với trình độ và năng lực của nhà thầu. Chấm dứt tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không có đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng công trình. Trƣờng hợp phát hiện có hiện tƣợng thông đồng, móc ngoặc giữa CĐT với tổ chức tƣ vấn hoặc nhà thầu xây dựng, thì theo mức độ sai phạm có cơ chế đủ mạnh nhƣ phạt tiền, thi hành kỷ luật hành chính, phạt không cho tham gia hoạt động xây dựng ít nhất 1 năm, thông báo trên trang web Quảng Nam.
Đối với tổ chức tƣ vấn thiết kế và tƣ vấn giám sát thi công: Tổ chức tƣ vấn thiết kế kỹ thuật phải có đủ năng lực chuyên môn và có đủ tƣ cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trƣớc CĐT và trƣớc pháp luật về thiết kế kỹ thuật và
TDT của công trình, dự án phù hợp với các quy định hiện hành. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại và chất lƣợng vật tƣ... Từng bƣớc chuyển dần các tổ chức tƣ vấn, nhà thầu sang hoạt động độc lập đối với các công trình, dự án do ngành, địa phƣơng làm CĐT.
Trong quy chế, cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp các ngành liên quan trong chỉ đạo điều hành công tác ĐTXD trên địa bàn toàn tỉnh, từ công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, nguồn vốn, đến các khâu trong quy trình xây dựng nhƣ CBĐT, CBTHDA, thực hiện dự án, kết thúc xây dựng đƣa dự án vào khai thác, vận hành.