CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý chi đầu tƣ phát triển ở thị xã Phú Thọ giai đoạn
3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát chi ĐTPT từ NSNN
2.2.5.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tƣ đã có nhiều cơ quan nhƣ: Thanh tra Nhà nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc, giám sát về đầu tƣ nằm ở cơ quan Kế hoạch và đầu tƣ, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các công ty tƣ vấn, giám sát của ngành công an, giám sát cộng đồng, tuy đã làm đƣợc nhiều việc nhƣng vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này nhƣ sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các đơn vị thanh kiểm tra, do nguyên nhân sau:
Các ngành kiểm tra giám sát chƣa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tƣ phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tƣ, nhƣng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp. Ngƣợc lại nhiều dự án không có đơn vị thanh tra, kiểm tra đến kiểm tra.
Trong quá trình giám sát đầu tƣ chƣa nghiêm túc thực thi công vụ, việc giám sát đầu tƣ chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội, mà việc đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào hiệu quả trong dự án đầu tƣ đã đƣa ra, chính vì điều này mà các dự án không đƣợc uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án. Mặt khác không có tƣ liệu để cho việc quy hoạch ngành, lĩnh vực trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này là ngành kế hoạch đầu tƣ chƣa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tƣ, chƣa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.
Trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tƣ để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận đƣợc thì những việc khuất tất đƣợc bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tƣợng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trƣớc không phát hiện đƣợc, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.
Giám sát chất lƣợng thi công của chủ đầu tƣ là việc kiểm tra và giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt cho công trình do nhà thầu thi công công trình cùng cấp theo yêu cầu của thiết kế. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, là việc xem xét đơn vị thi công có thực thi đúng ý đò tác giả không, khi phát hiện thi công sai với thiết kế. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công chỉ đƣợc tiến hành khi dự án đầu tƣ xây dựng có sự điều chỉnh hoặc phát hiện những yếu tố bất hợp lý đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên thực tế việc quản lý chất lƣợng không đúng với thực tế, ba đối tƣợng nếu trên thƣờng thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn của vật liệu, thiết bị nhƣ trong thiết kế yêu cầu nhƣng thực chất không đảm bảo, có những công trình chủ đầu tƣ còn bỏ qua một số khâu kiểm định vật liệu, kiểm tra xuất sứ
của vật liệu, thiết bị gây ra chất lƣợng công trình xây dựng không đạt yêu cầu nhƣ mong muốn của nhà thiết kế.
2.2.5.2. Công tác giám sát, đánh giá dự án.
Đối với dự án đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN nói riêng và dự án đầu tƣ mà sử dụng một phần vốn NSNN trên địa bàn tỉnh đã đƣợc giám sát, đánh giá đầu tƣ. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tƣ do ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tƣ bao gồm: Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án; Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tƣ theo các nội dung đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc
chấp hành các quy định của Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng; Qua giám sát, đánh giá đầu tƣ, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án. Thông thƣờng, ngƣời quyết định đầu tƣ hoặc ngƣời uỷ quyền quyết định đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tƣ.
Hiện nay, trên địa bàn ngoài việc giám sát thực hiện dự án đầu tƣ từ phía cơ quan nhà nƣớc thì việc giám sát cộng đồng cũng đã đƣợc đề cao. Giám sát đầu tƣ của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cƣ sinh sống trên địa bàn xã, phƣờng, hoặc thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tƣ của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tƣ; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tƣ để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nƣớc, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Nội dung của giám sát đầu tƣ của cộng đồng bao gồm:
+ Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tƣ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cƣ, khu công nghiệp,... kế hoạch đầu tƣ có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
+ Đánh giá việc chủ đầu tƣ chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phƣơng án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng; đền bù, giải phóng mặt bằng và phƣơng án tái định cƣ; tiến độ, kế hoạch đầu tƣ;
+ Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trƣờng sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tƣ, vận hành dự án.
+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tƣ của dự án; phát hiện những việc làm gây Lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
+ Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tƣ và loại vật tƣ đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tƣ dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.