Đánh giá tình hình quản lý chi đầu tƣ phát triển ở thị xã giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá tình hình quản lý chi đầu tƣ phát triển ở thị xã giai đoạn 2014-2016

2014-2016.

3.3.1. Những kết quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở Thị xã Phú Thọ: trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở Thị xã Phú Thọ:

Đầu tƣ phát triển là nền tảng để duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong giai đoạn 2014-2016. Điều này đã đƣợc chứng minh trong thực tế những năm gần đây bộ mặt của thị xã đã thay đổi hoàn toàn. Kinh tế - xã hội thị xã đang vƣơn mình mạnh mẽ với hàng loạt các công trình, dự án trọng điểm mang tính đòn bảy kinh tế đã và đang đƣợc hình thành.

Vƣợt qua bối cảnh khó khăn chung của cả nƣớc, các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã vẫn tiếp tục đƣợc xây dựng nhằm triển khai theo đúng lộ trình nâng cấp thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh. Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc huy động nguồn lực từ Chính phủ, bộ, ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh để đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hút các ngồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Một số kết quả và thành tựu đạt đƣợc qua các con số thống kê chủ yếu sau:

Các mục chỉ tiêu chủ yếu đạt đƣợc:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giá trị tăng thêm, giá so sánh 2010) đạt: 6,2%/năm. Trong đó: Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,1%/năm; Thƣơng mại – Dịch vụ tăng 4,9%/năm; Nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,8%/năm.

- Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015: Công nghiệp - Xây dựng,từ 33,7% năm 2010 tăng lên 40,1% năm 2015; Nông, lâm nghiệp – Thủy sản từ 21,8% năm 2010 giảm còn 16,7% năm 2015; Thƣơng mại - Dịch vụ từ 44,5% năm 2010 giảm còn 43,1% năm 2015.

- Thu ngân sách tăng bình quân 7,8%/năm. - Tổng mức đầu tƣ toàn xã hội đạt 5.000 tỷ đồng.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời (giá thực tế) năm 2015 đạt 28,7 triệu đồng (nếu tính cả số sinh viên các trƣờng trên địa bàn thì đạt 25,4 triệu đồng).

- Tỷ lệ đô thị hóa: 51%

- Số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới: 01 xã (xã Thanh Minh), 02 xã cơ bản đạt.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1%/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,8%

- Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cuối năm 2015 còn 9,5% - Tỷ lệ các trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đạt 90,9%

- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 87,5%, khu dân cƣ văn hóa đạt 92%, cơ quan văn hoá đạt 100%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62% - Tạo viê ̣c làm mới cho 7.845 lao động

- Cơ cấu lao động: Công nghiệp - xây dựng gần đạt 32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản: 32%, dịch vụ: 36%

- Tỷ lệ thu gom rác thải tại các phƣờng đạt 80%; tỷ lệ khu dân cƣ tập trung tại các xã có điểm thu gom rác thải đạt 100%

- Tỷ lệ gia đình đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100%

- Tỷ lệ cơ sở y tế đƣợc xử lý chất thải y tế nguy hại đạt 100%

3.3.1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:

a) Về phát triển kinh tế - đầu tƣ:

Thu ngân sách trên địa bàn thị xã 5 năm 2011-2015 đạt 1.675 tỷ đồng, bình quân giai đoạn tăng 3,9%/năm. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, thị xã đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp tăng thu ngân sách, chống nợ đọng thuế và đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch.

Chi ngân sách đã bám sát dự toán, đúng chế độ chính sách nhà nƣớc, đảm bảo tính công khai, minh bạch và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc; nghiêm túc thực hiện trích tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên; hạn chế tối đa việc mua sắm tài sản phát sinh ngoài dự toán nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc hoạt động chi thƣờng xuyên và chi cho đầu tƣ phát triển.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,1%/năm. Sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu tăng cao so với giai đoạn 2005-2010 nhƣ: Chế biến chè tăng 839,4%; may công nghiệp tăng 100%; cao lanh tăng 100%; chế biến lƣơng thực thực phẩm tăng 71%;

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, nông nghiệp cận đô thị đƣợc chú trọng phát triển, công tác quy hoạch và cơ cấu lại sản xuất đƣợc quan tâm. Tập chung thực hiện các chƣơng trình phát triển nông nghiệp: chăn nuôi, thuỷ sản, giống cây trồng chất lƣợng cao,... Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá phục vụ phát triển nông nghiệp. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 57 % lên 69%. Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 43% năm 2011

xuống còn 31%; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực.

Thƣơng mại -dịch vụ: Hoạt động thƣơng mại trên địa bàn thị xã đƣợc quan tâm, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về giá, quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, hàng giả hàng kém chất lƣợng, gian lận thƣơng mại; Hoạt động dịch vụ có bƣớc phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trƣờng và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Lĩnh vực ngân hàng, thƣơng mại, bảo hiểm, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, bƣu chính, viễn thông, ...phát triển khá nhanh, chất lƣợng dịch vụ từng bƣớc đƣợc nâng lên đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và các vùng lân cận; Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển. Số lƣợng hành khách đƣợc vận chuyển năm 2015 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2010; khối lƣợng hàng hóa luân chuyển giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 8,9%/năm.

Đầu tƣ phát triển – xây dựng: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 ƣớc đạt 5.000 tỷ đồng, trong đó: Đầu tƣ qua ngân sách thị xã là 517 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Đầu tƣ qua ngân sách địa phƣơng chiếm 10,9%; vốn đầu tƣ qua các Bộ, ngành, doanh nghiệp, khu dân cƣ chiếm 89,1%.

Công tác Quản lý đô thị, Tài nguyên và môi trƣờng: Ban hành Quy chế quản lý đô trên địa bàn. Tập trung đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông đô thị, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị,tăng cƣờng hoạt động quản lý chỉnh trang đô thị, hệ thống đƣờng giao thông, quản lý cây xanh, điện đô thị. Đã thực hiện bổ sung quy hoạch đô thị Phú Thọ đến năm 2020; quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Thanh Minh, quy hoạch 5 xã nông thôn mới; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 4 phƣờng và 2 xã. Triển khai tốt việc thông báo quy hoạch đến từng khu dân cƣ đúng quy định; Tài nguyên và môi trƣờng: Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai đã có những tiến bộ đáng kể, đã hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của các xã, phƣờng trên địa bàn; Đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục

vụ các dự án đầu tƣ xây dựng trọng điểm. Công tác quản lý đất đai đƣợc tăng cƣờng, hiệu quả sử dụng đất đƣợc nâng lên; Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các xã, phƣờng; Công tác xử lý chất thải, nƣớc thải đƣợc triển khai với nhiều mô hình thu gom và công nghệ phù hợp.

b) Về Văn hóa - xã hội:

Hệ thống hạng tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đƣợc quan tâm đầu tƣ theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Tỷ lệ trƣờng lớp đƣợc kiên cố hóa đạt 100%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục đƣợc tăng cƣờng về cả số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đảm bảo tỷ lệ theo quy định ở các bậc học. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Trƣơng trình mục tiêu quốc gia vê giáo dục đƣợc triển khai tốt ở cả 3 cấp, chất lƣợng giáo dục đại trà, chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đƣợc nâng lên. Công tác giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô đào tạo hợp lý theo hƣớng đa ngành, bƣớc đầu bám sát nhu cầu xã hội. Đến 2015, có 31/32 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tăng 9 trƣờng so với năm 2010. Tỷ lệ các trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đạt 90,9%.

Đã đƣa Nhà Văn hoá thị xã, Quảng trƣờng Bình Minh, Nhà thi đấu thị xã vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Công tác phát triển văn hóa đƣợc quan tâm chỉ đạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa toàn thị xã. Phong trào thể dục thể thao quần chúng trong các tầng lớp nhân dân, trong cán bộ, công nhân viên chức lao động và lực lƣợng vũ trang tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Hoạt động thể dục thể thao đã phần .

Hoạt động phát thanh, truyền hình có bƣớc phát triển, thể hiện ngày càng rõ vai trò là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội,

góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, thực sự giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân.

Công tác y tế, dân số- kế hoạch hóa gia đình: Mạng lƣới, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ y tế tiếp tục đƣợc củng cố, tăng cƣờng, thƣờng xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho cán bộ. Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em đƣợc quan tâm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng ở mức 9,5%. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế đƣợc chú trọng thực hiện, tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ đạt 100%. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế tới năm 2015 đạt 73%; Công tác y tế dự phòng, quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn đƣợc triển khai có hiệu quả. Các bệnh dịch nguy hiểm đƣợc giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, không có dịch lớn xảy ra, không có tử vong do dịch bệnh.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm: Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với ngƣời có công và đối tƣợng chính sách xã hội; Công tác đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 là 60%, đến cuối năm 2015 số lao động qua đào tạo nghề đạt 62%, tƣơng đƣơng với 24.880 lao động.

c) Về Quốc phòng, an ninh:

Công tác quân sự đƣợc duy trì, thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, kiểm tra quân sự, tuần tra canh gác, bảo đảm an toàn cơ quan, đơn vị và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kế hoạch phòng thủ, chuyển từ thời bình sang thời chiến đƣợc triển khai hiệu quả; công tác phòng chống âm mƣu diễn biến hòa bình đƣợc đẩy mạnh.

Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Các chƣơng trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội đƣợc triển khai đồng bộ. Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác,

tin báo tội phạm, công tác quản lý đối tƣợng thi hành án ngoài xã hội, công tác bắt giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2011 đến nay, đã điều tra làm rõ 387/494 vụ, đạt 78,37%; thu hồi tài sản trị giá 1.470 triệu đồng, lập hồ sơ xử lý hình sự 661 đối tƣợng; kiểm tra, phát hiện xử lý 60 vụ/79 ngƣời vi phạm về quản lý kinh tế, kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, tổng số tiền thu và phạt là 1.791 triệu đồng; phát hiện, xử lý 37 vụ/ 60 ngƣời vi phạm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, tổng số tiền phạt là 433 triệu đồng.

d) Về lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền:

Hoạt động của Hội đồng nhân dân từ cấp thị đến cấp xã từng bƣớc đổi mới và nâng cao chất lƣợng, thể hiện rõ vai trò giám sát của HĐND trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở các cấp. Việc triển thực hiện cụ thể hóa các Nghị quyết của Thị Ủy, HĐND thị xã đƣợc triển khai nghiêm túc và chỉ đạo quyết liệt. Công tác cải cách hành chính đƣợc chú trọng, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng đƣợc nâng cao, tinh thần phục vụ dân dân có những tiến bộ đáng kể.

Công tác phối hợp với các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin truyền thông và nhân dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí ngày càng thƣờng xuyên và có hiệu quả. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh tra, các quy định về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Triển khai thực hiện tốt Luật Tiếp công dân; nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; coi trọng xử lý vụ việc ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng. Từ 2011 đến 2015 thị xã đã tiếp 1.121 lƣợt ngƣời đến phản ánh, đề nghị giải quyết 981 vụ việc; tiếp nhận, thụ lý, xem xét giải quyết

952 đơn, trong đó có 9 đơn khiếu nại, 7 đơn tố cáo; đã giải quyết, trả lời 932 đơn, đạt tỷ lệ 97,8%.

3.3.2. Đánh giá chung

Với sự lãnh đạo của Thị ủy, HĐND và sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, kịp thời của UBND thị xã, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành nên trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hƣởng suy thoái kinh tế nhƣng Kinh tế - xã hội của Thị xã Phú Thọ đã giữ đƣợc sự ổn định và tiếp tục phát triển mạnh ở một số lĩnh vực nhƣ: giao thông, công nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị, văn hóa, thƣơng mại dịch vụ. Công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc đƣợc tăng cƣờng cả về thu - chi, ƣu tiên chi cho bảo đảm an sinh xã hội và phát triển con ngƣời. Huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, thực hiện tốt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu và đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại.

Chất lƣợng giáo dục đƣợc giữ vững và nâng lên; công tác y tế đƣợc chú trọng, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt đƣợc những kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản đƣợc bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi đầu

tư phát triển từ NSNN ở thị xã Phú Thọ.

a) Hạn chế và nguyên nhân trong công tác kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)