CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý chi đầu tƣ phát triển ở thị xã Phú Thọ giai đoạn
3.2.3 Thực trạng thanh toán và quyết toán vốn ĐTPT từ NSNN
a) Thanh toán:
Trƣớc ngày Thông tƣ 06/2006/TT-BXD có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành cần phải có phiếu giá và hồ sơ thanh toán , qua đó Kho bạc Nhà nƣớc một phần kiểm soát đƣợc hồ sơ thanh toán và có quyền từ chối thanh toán đối với hồ sơ lập sai đơn giá vật liệu theo thông báo giá.
Từ khi Thông tƣ 06/2007/TT-BXD có hiệu lực, việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua hệ thống KBNN đƣợc thông thoáng hơn. Chủ đầu tƣ chỉ điền theo mẫu quy định, vốn đầu tƣ trong kế hoạch đƣợc thanh toán dễ dàng.
Bên cạnh đó cùng với việc Bộ Tài chính bãi bỏ quyết định 3836/QĐ- BTC ngày 17/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành quy chế thông báo mức vốn đầu tƣ thuộc NSNN, thủ tục hành chính trong việc thanh toán
vốn đầu tƣ XDCB đƣợc giảm thiểu. Trƣớc đây mặc dù đã đƣợc giao kế hoạch vốn hàng năm nhƣng, đến khi thanh toán, chủ đầu tƣ lại phải đến cơ quan tài chính xin thông báo hạn mức vốn sang KBNN Tỉnh, điều này gây nhiều phiền hà và dễ nảy sinh tiêu cực.
Cùng với việc tạo hành lang thông thoáng trong việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, việc ứng vốn cũng dễ dàng hơn. Thông tƣ 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng có điểm quy định: Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dƣới 10 tỷ đồng, không hạn chế mức tối đa. Vốn tạm ứng đƣợc thu hồi dần qua các lần thanh toán, việc thu hồi vốn tạm ứng đƣợc bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lƣợng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.[3, tr.9-11]
b) Quyết toán:
Tất cả các dự án, công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng đều phải thực hiện quyết toán dự án. Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đƣợc tính từ ngày ký biên bản bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣ sau:
- Dự án quan trọng quốc gia: Không quá 12 tháng; - Dự án nhóm A: Không quá 12 tháng;
- Dự án nhóm B: Không quá 9 tháng; - Dự án nhóm C: Không quá 6 tháng; - Dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Không quá 3 tháng .
Thực hiện tốt công tác quyết toán sẽ tiết kiệm vốn đầu tƣ cho NSNN, khắc phục và chỉ ra sai sót của chủ đầu tƣ và nhà thầu trong việc thực hiện trình tự đầu tƣ; trong việc tổ chức thi công nghiệm thu nhƣ: Nghiệm thu khối lƣợng
không đúng với thực tế; vật tƣ vật liệu đƣa vào công trình sai khác so với thiết kế; áp dụng sai định mức, đơn giá và các chế độ chính sách về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Tuy vậy, đa số các chủ đầu tƣ đều chƣa chấp hành đúng theo chế độ quy định về công tác quyết toán, còn tình trạng các công trình đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa tiến hành nghiệm thu bàn giao; các công trình bào giao đƣa vào sử dụng quá lâu nhƣng chủ đầu tƣ vẫn không thực hiện việc lập báo cáo quyết toán theo quy định.
Nhiều dự án qua thẩm tra phát hiện đƣợc những sai sót từ khâu thiết kế, lập dự toán đến khâu tổ chức thi công, nghiệm thu quyết toán. Thậm chí có những dự án đã đƣợc các cơ quan thanh tra thực hiện nhƣng vẫn chƣa loại bỏ đƣợc những sai sót trọng yếu; đơn vị thẩm tra đã cƣơng quyết loại bỏ và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.