Tăng cường công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 93 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Những giải pháp chủ yếu

4.3.1. Tăng cường công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư

Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tƣ chủ yếu xem xét nội dung vốn đầu tƣ. Việc kế hoạch hóa vốn đầu tƣ đảm bảo tính khoa học và dự báo bám sát diễn biến của thực tiễn thì những vấn đề nhƣ thiếu hụt nguồn vốn hoặc/và giải ngân chậm làm ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ phát triển sẽ đƣợc khắc phục.

Thứ nhất, kế hoạch vốn ĐTPT phải đƣợc xây dựng khoa học trên cơ sở

lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt điều này cần: (1) Căn cứ vào cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã và các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng của trung ƣơng, của tỉnh dành cho Thị xã; (2) Đánh

giá khả năng thực hiện của kế hoạch ở kỳ trƣớc và khả năng huy động vốn thực hiện trong thực tiễn trên địa bàn Thị xã; (3) Xem xét các điều kiện để thực hiện kế hoạch về tài chính, bộ máy, chính sách, cơ chế v.v...

Thứ hai, trong lập kế hoạch vốn ĐTPT cần áp dụng các công cụ dự báo

tiên tiến nhƣ các phần mềm trong quản lý, dự báo thu, phân bổ dự toán chi.... để phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng và thẩm định của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, chính quyền Thị xã cần thúc đẩy công tác dự báo tiềm lực phát triển cũng nhƣ xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để phục vụ cho công tác thảo luận ngân sách nhà nƣớc, quyết định dự toán NSNN, quyết định kế hoạch vốn.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế,

nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng xây dựng cơ bản, các vấn đề xã hội làm “kim chỉ nam” để xây dựng kế hoạch vốn chi cho ĐTPT. Do quy trình lập kế hoạch vốn chi cho ĐTPT của Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên nếu công tác quy hoạch đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển thì sẽ góp phần hạn chế vốn đầu tƣ dàn trải, thất thoát, lãng phí, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ phát triển từ NSNN cấp huyện.

Thứ tư, để bổ sung vốn chi cho đầu tƣ phát triển, Thị xã Phú Thọ cần

tăng cƣờng nguồn thu trong kế hoạch vốn. Nhƣng việc này cần dựa trên cơ sở các chính sách hiện hành có liên quan đến việc khai thác các nguồn thu. Mặc khác, cần phân loại các nguồn thu, các địa bàn, các ngành có tiềm năng để tập trung chỉ đạo tăng thu cho ngân sách trên địa bàn, tạo nguồn thu NSNN, bổ sung vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Phú Thọ.

Thứ năm, trong công tác QLNN, cần có sự phân cấp mạnh hơn về nguồn

vốn cho các địa phƣơng trong tỉnh, trong đó có Thị xã Phú Thọ, từ đó tạo điều kiện cho địa phƣơng huy động thêm nguồn vốn phục vụ đầu tƣ phát triển.

Chẳng hạn, đối với những nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực trọng điểm và tạo động lực phát triển trên địa bàn nhƣ giao thông, giáo dục, y tế thì cần phân cấp 100% cho địa phƣơng, để địa phƣơng chủ động hơn trong công tác QLNN về vốn, chủ động đầu tƣ vào những dự án trọng điểm, có tính chất đột phá cho từng lĩnh vực, từng địa bàn chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)