Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 95 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Những giải pháp chủ yếu

4.3.2. Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Cần có sự phối kết hợp tích cực giữa cơ quan tài chính các cấp với cơ quan thu, nhằm đảm bảo các nguồn thu đủ, tập trung và kịp thời, từ đó, nhu cầu chi ĐTPT đƣợc đáp ứng kịp thời theo kế hoạch và tiến độ thực hiện của các dự án.

Cần có cơ chế quản lý và điều hành một cách khoa học và bám sát thực tiễn để khai thác các nguồn thu từ quỹ đất, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng thu nhƣng không ảnh hƣởng đến nhu cầu đầu tƣ của các thành phần kinh tế trên địa bàn và tiết kiệm chi hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Một vấn đề cần có biện pháp khắc phục để không xảy ra, đó là trƣờng hợp nguồn thu không đáp ứng nhu cầu thanh toán theo tiến độ thực hiện của các dự án. Qua hoạt động thực tiễn cho thấy, đến quý IV hàng năm, UBND Thị xã cần báo cáo Thƣờng trực HĐND xem xét điều chỉnh giảm kế hoạch của các dự án đƣợc thông báo kế hoạch bằng nguồn vốn khai thác quỹ đất, tăng thu khác... cho phù hợp với khối lƣợng hoàn thành của các dự án nếu số thu không đạt theo dự toán đƣợc giao từ đầu năm.

- Căn cứ số dƣ tồn quỹ NSNN trên địa bàn, căn cứ kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ, cơ quan tài chính thông báo hạn mức vốn đầu tƣ kịp thời sang KBNN thực hiện tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ cho các dự án đƣợc ghi kế hoạch. Cơ quan tài chính thực hiện chuyển vốn "cả gói" sang KBNN trong quá trình điều hành nguồn vốn đầu tƣ, trong đó một số công trình trọng điểm sẽ đƣợc ƣu tiên theo đúng quyết

định 3836/QĐ-BTC ngày 17/12/2003 của Bộ Tài chính "về việc ban hành quy chế thông báo mức vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc".

- Cơ quan tài chính cần giảm tối đa việc quản lý nguồn vốn đầu tƣ theo cơ cấu nhỏ lẽ với nhiều loại nguồn vốn. Thực tế cho thấy, tình trạng "vốn chờ công trình", dự án có vốn nhƣng không thanh toán đƣợc do chƣa triển khai thực hiện; hoặc ngƣợc lại, dự án có khối lƣợng hoàn thành nhƣng thiếu vốn, hay không đúng danh mục nguồn vốn vẫn diễn ra. Để khắc phục nhƣợc điểm này, với mục tiêu giảm bớt những căng thẳng trong điều hành ngân sách, cải cách thủ tục rƣờm rà trong ĐTXD, giúp đồng vốn đến nhanh công trình, sớm đƣa vào khai thác sử dụng, đề nghị UBND Thị xã xem xét kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho phép dừng phƣơng thức cấp phát bằng lệnh chi hoặc hạn mức nhƣ hiện nay, thực hiện cấp phát chi ĐTXDCB bằng phƣơng thức "rút dự toán". Vì đây là một phƣơng thức cấp phát NSNN rất tiên tiến, cần sớm thực hiện, vì hiệu quả rất rõ thông qua việc tổ chức cấp phát chi thƣờng xuyên.

- Tổ chức điều hành nguồn vốn đầu tƣ đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong chi ĐTPT từ NSNN Thị xã. Chi ĐTPT thƣờng chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN, hơn nữa với một địa bàn còn nhiều khó khăn, thƣờng phải cân đối trợ cấp từ ngân sách cấp trên thì việc điều hành hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN Thị xã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Đặc điểm nổi bật của các dự án ĐTXD là nhu cầu vốn lớn, thời gian xây dựng dài. Do vậy, không thể cung cấp đầy đủ vốn đầu tƣ ngay một lần, mà phải nghiên cứu phƣơng án phân bổ vốn nhƣ thế nào cho phù hợp, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện của dự án, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Muốn vậy, khi điều hành nguồn vốn đầu tƣ, cần thỏa mãn hai nguyên tắc sau: Một là, giảm tới mức tối đa trị số thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tƣ. Hai là, phân bổ vốn đầu tƣ cho phù hợp với tiến độ thi công. Trong đó, lƣu ý một số đặc điểm: nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn xây dựng lớn

hơn giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và giai đoạn kết thúc xây dựng; nhu cầu vốn thời kỳ xây lắp chính lớn hơn thời kỳ khởi công và hoàn thiện.

Có nhiều phƣơng án phân bổ nguồn vốn đầu tƣ, nhƣng đơn giản nhất là phân phối theo lũy tiến đơn giản với công thức:

G = G0 + G1 Trong đó:

G: giá trị tính toán của từng phƣơng án phân bổ vốn.

G0: giá nguyên thủy (giá gốc), thƣờng là giá dự toán hoặc giá trúng thầu. G1: trị số thiệt hại do ứ đọng vốn.

n

G1 = Σ E*Vi*t  min i=1

Trong đó:

n: thời gian xây dựng công trình, dự án.

E: trị số thiệt hại đơn vị do thiệt hại vốn- nói lên một đồng VĐT nếu bị ứ đọng trong một năm sẽ bị thiệt hại là E đồng. Theo tính toán của các nhà kinh tế, E thƣờng dao động trong khoảng 12%.

Vi: VĐT phân bổ năm thứ i.

t: thời gian kể từ khi phân bổ vốn Vi cho đến khi hoàn thành công trình. Đó chính là thời gian mà số vốn Vi bị ứ đọng tại công trình.

Để đảm bảo điều hành hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, co quan tài chính cần tính toán sao cho không bị ứ đọng vốn đầu tƣ, nghĩa là giảm đến mức thấp nhất trị số G1.

- Cơ quan tài chính cần tổ chức theo dõi, điều hành chặt chẽ nguồn tăng thu nhƣ nguồn khai thác quỹ đất, xây dựng trƣờng..., đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thanh toán theo tiến độ thực hiện dự án đƣợc ghi kế hoạch bằng nguồn vốn này. Trong những trƣờng hợp nguồn thu không đạt dự toán, cơ quan tài chính

tham mƣu UBND Thị xã báo cáo Thƣờng trực HĐND Thị xã xem xét điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tƣ các dự án nhƣ quy định trong Luật NSNN. Tránh để xảy ra trƣờng hợp, các dự án vẫn triển khai theo kế hoạch vốn đầu tƣ, nhƣng nguồn thu không đạt, không đảm bảo nguồn vốn thanh toán kịp thời theo tiến độ thi công các công trình, và tất yếu sẽ phát sinh nợ XDCB.

- Nhằm mục tiêu nâng cao tính chủ động và tăng cƣờng trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng kinh phí từ NSNN, UBND Thị xã cần tham mƣu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với nguồn vốn đầu tƣ XDCB tập trung và nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, một số khoản từ nguồn để lại đầu tƣ theo Nghị quyết của Quốc hội, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XDCB do các huyện, thị xã làm chủ đầu tƣ theo tổng mức và cơ cấu (bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu theo tỷ lệ công trình thanh toán khối lƣợng, công trình chuyển tiếp và công trình mới), không ghi danh mục cụ thể, mức vốn.

Đối với các công trình phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, nằm trong quy hoạch đƣợc duyệt, đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định mà ngân sách Thị xã không đáp ứng đủ nguồn vốn, hoặc cần tập trung xây dựng nhanh, UBND Thị xã cần tham mƣu và đề nghị UBND tỉnh thực hiện trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách Thị xã. Trên cơ sở tổng mức, cơ cấu vốn đầu tƣ đƣợc phân bổ và các nguồn dự toán ngân sách của Thị xã huy động, UBND Thị xã trình HĐND cùng cấp thông qua danh mục, mức vốn đầu tƣ cho các công trình theo định hƣớng chung của toàn tỉnh. Căn cứ Nghị quyết của HĐND Thị xã, UBND cùng cấp quyết định danh mục, mức vốn đầu tƣ cho các công trình, chỉ đạo cơ quan tài chính thực hiện quản lý nguồn vốn trên địa bàn.

Căn cứ vào khả năng quản lý của các xã, phƣờng trên địa bàn, Chủ tịch UBND Thị xã tham mƣu cho Chủ tịch UBND tỉnh đƣợc phép phân cấp cho

cấp xã có đủ năng lực làm chủ đầu tƣ các công trình hạ tầng quy mô nhỏ có mức vốn dƣới. Trong phân cấp, cơ quan tài chính các cấp cần tăng cƣờng kiểm tra bằng các biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát và nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)