Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Tổng quan về Thị xã Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thị xã Phú Thọ là thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Diện tích đất tự nhiên của Thị xã Phú Thọ là khoảng 64,6 km², nằm cách thành phố Việt Trì 30km, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc và cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 200km. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây - tây nam giáp huyện Thanh Ba và Cẩm Khê (bên kia sông Hồng), phía nam giáp huyện Tam Nông, phía đông nam giáp huyện Lâm Thao. Địa hình của thị xã Phú Thọ cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Khí hậu tại đây cũng mang bản sắc của vùng trung du Bắc Bộ, 4 mùa rõ rệt.

Thị xã Phú Thọ thành lập năm 1903 đến nay vừa tròn 115 năm lịch sử. Hiện thị thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phƣờng: Âu Cơ, Hùng Vƣơng, Phong Châu, Thanh Vinh, Trƣờng Thịnh; và 5 xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bƣớc phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10%/năm, các lĩnh vực xã hội đƣợc quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị đƣợc chú trọng đầu tƣ, diện mạo đô thị có nhiều đổi mới. Năm 2010, thị xã Phú Thọ đƣợc công nhận là đô thị loại III và hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,

giáo dục đào tạo, y tế... phía Tây - Tây Bắc của tỉnh; là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

Hệ thống giao thông tại thị xã Phú Thọ rất phong phú gồm có đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt và đƣờng hàng không. Đƣờng bộ có quốc lộ 2 chạy qua nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc. Đƣờng Hồ Chí Minh nối Phú Thọ với các tỉnh từ Bắc vào Nam; Đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua nối trung tâm thị xã trục hành lang kinh tế Đông – Tây; Đƣờng quốc lộ 2 và hàng chục tuyến đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ với tổng chiều dài hàng trăm km chạy qua địa bàn thị xã. Đƣờng sắt nổi bật với tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua với chiều dài 9,4km. Đƣờng thủy trên sông Hồng có chiều dài qua thị xã hơn 10 km nhƣng hiệu quả sử dụng chƣa cao. Thị xã còn có 01 sân bay quy mô nhỏ do quân đội quản lý, trong quy hoạch có tính đến mở rộng để sử dụng dân sự khi cần thiết.

Tổng dân số trên địa bàn là 91.650 ngƣời. Trong đó: Dân số thƣờng trú 71.650 ngƣời, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cƣ, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 20.000 ngƣời. Theo số liệu thống kê năm 2016, tính trên toàn đô thị, số lao động trong độ tuổi lao động là 43.161 ngƣời, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng là 12.965 ngƣời, lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ là 14.426 ngƣời, lao động trong ngành nông ngƣ nghiệp là 12.833 ngƣời. Trong đó, khu vực nội thị là: số lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng là 8.485 ngƣời, lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ là 10.818 ngƣời, lao động trong ngành nông ngƣ nghiệp là 3.848 ngƣời. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 68,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 39%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thị xã phú thọ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)