CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Những giải pháp chủ yếu
4.3.3. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư: Lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư
Trong ĐTXD, công tác chuẩn bị đầu tƣ đƣợc xem là quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của dự án. Trong đó, cần quan tâm đến quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ.
Việc lập, thẩm định và quyết định đầu tƣ các dự án đƣợc đầu tƣ từ NSNN Thị xã phải căn cứ vào quy hoạch và danh mục đƣợc phê duyệt trong kế hoạch đầu tƣ 5 năm của Thị xã. Đây là yêu cầu cơ bản để đảm bảo tập trung nguồn lực, nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thống nhất giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong ĐTXD từ NSNN Thị xã.
Công tác khảo sát nghiên cứu để lập dự án đầu tƣ cần bám sát thực tế, điều kiện địa hình, địa chất; các phƣơng án kinh tế - kỹ thuật phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng, nhằm tránh tình trạng sau đầu tƣ, các công trình hoàn thành không phát huy hiệu quả, không sử dụng hết công suất, thậm chí phải di dời đến nơi khác... Khuyến khích việc mời các chuyên gia, đơn vị tƣ vấn giỏi trong nƣớc, nƣớc ngoài để khảo sát, thiết kế tƣ vấn xây dựng các dự án quy mô đầu tƣ lớn, các công trình trọng điểm.
Khi phê duyệt dự án đầu tƣ, cơ quan thẩm định và phê duyệt cần đánh giá đúng tính cấp thiết của dự án. Đối với dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, cần áp dụng hình thức thuê chuyên gia tƣ vấn độc lập phản biện. Đồng thời, ngƣời quyết định đầu tƣ dự án phải chịu trách nhiệm xác định rõ và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn đầu tƣ cho dự án theo đúng yêu cầu tiến độ,
trong đó dự án nhóm C phải thực hiện từ khởi công đến hoàn thành không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm; các dự án đầu tƣ phải nằm trong kế hoạch 5 năm và quy hoạch đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt. Chấm dứt tƣ tƣởng xem việc lập, phê duyệt dự án đầu tƣ nhƣ một loại thủ tục hành chính, một điều kiện để đƣợc ghi kế hoạch vốn, mà cần phải phân tích tính cấp thiết, luận chứng các phƣơng án kinh tế- kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động môi trƣờng của dự án.
Khi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tƣ, cơ quan tham mƣu phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tƣ, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc điều chỉnh dự án và biện pháp xử lý của các bên có liên quan trƣớc khi báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tƣ. Ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ nếu duyệt sai quy định pháp luật, không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do quyết định không đúng gây ra. Chỉ quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn, đúng quy hoạch, bảo đảm có hiệu quả và không trái với các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng; quy định rõ trách nhiệm cá nhân của ngƣời thẩm định, ngƣời quyết định đầu tƣ đối với chất lƣợng và hiệu quả công trình.
Rà soát lại chủ trƣơng đầu tƣ, hiệu quả và tính khả thi đối với một số dự án lớn còn nhiều ý kiến khác nhau để xác định hƣớng xử lý; kiên quyết xoá bỏ tình trạng "xin cho", dàn trải trong phân bổ vốn đầu tƣ; không quyết định đầu tƣ đối với các công trình chƣa chắc chắn về nguồn vốn. Trên cơ sở đó, phân loại các dự án cần ra quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt đầu tƣ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tƣ, thẩm định lại các phƣơng án đầu tƣ, xem xét lại các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, công nghệ, thị trƣờng... nếu xét thấy việc đầu tƣ không mang lại hiệu quả thiết thực thì không quyết định đầu tƣ.
- Đối với các dự án đang đầu tƣ, rà soát, tính toán cần thiết phải sửa đổi, bổ sung giải pháp kỹ thuật, thay đổi quy mô, công nghệ cho phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Nếu xét thấy việc tiếp tục đầu tƣ không hiệu quả thì phải kiên quyết dừng đầu tƣ.