doanh tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Định hướng
- Ưu tiên phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ; các sản phẩm truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tập trung nguồn lực phát triển các ngành kinh tế có trình độ công nghệ cao. Khuyến khích thu hút phát triển DNNQD trong một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, đảm bảo tăng nhanh giá trị sản xuất, GDP, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế tỉnh.
- Khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển mạnh số lượng DNNQD, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
- Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao.
- Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại. Giữa các DNNQD trên địa bàn tỉnh không chỉ tồn tại quan hệ cạnh tranh mà còn cần có sự hợp tác, phối hợp, trợ giúp đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm đến ứng dụng.
- Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần được tiếp cận các nguồn vốn với một cơ chế thông thoáng và hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo được môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục là một trong những nội dung trọng tâm của QLNN nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường các thủ tục hành chính trực tuyến và hoạt động của Trung tâm hành chính công của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có kiến nghị tinh giản hoặc hợp nhất các đầu mối xử ý hồ sơ.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tỉnh bứt phá và vươn ra thị trường thế giới. Với đà phát triển nhanh và ổn định hiện nay, nhiều doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã có đủ tiềm lực để vươn lên chiếm lĩnh thị trường cả nước cũng như tham gia vào thị trường khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế mà chính quyền đóng vai trò là cầu nối sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội đầu tư, kinh doanh.
3.1.2. Mục tiêu
Trong giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Bắc Ninh đặt ra một số mục tiêu đối với việc phát triển DNNQD như sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng nhanh về số lượng DNNQD trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cân đối số lượng các doanh nghiệp giữa các ngành nghề và địa phương trên địa bàn tỉnh. Một số ngành nghề chưa có sức thu hút đối với DNNQD cần có chính sách cụ thể khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực còn gặp khó khăn, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, xây dựng cộng đồng DNNQD có tính thích ứng cao, hoạt động hiệu quả đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của tỉnh. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực có những biến đổi khó lường, tính cạnh tranh của nền kinh tế thế giới ngày càng khốc liệt, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang đứng trước nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Nhiều kịch bản kinh tế có thể xảy ra, nhiều vấn đề nan giải tiếp tục nảy sinh trong quá trình phát triển, đòi hỏi cấp thiết là phải xây dựng cộng đồng doanh nghiệp có tính thích ứng cao, có mô hình sản xuất, kinh doanh linh hoạt phù hợp với sự vận động của thị trường và nền kinh tế.
Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính, tập trung trọng tâm vào cải cách thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động. Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX tiếp tục ở nhóm dẫn đầu các tỉnh thành phố trên cả nước, phấn đấu các chỉ số PCI, PAPI tiếp tục ở mức cao.
Thứ tư, xây dựng một số DNNQD của tỉnh trở thành doanh nghiệp mạnh của vùng và của cả nước, thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh cho phát triển doanh nghiệp. Nền kinh tế nói chung luôn cần có những doanh nghiệp mạnh làm trụ cột, đây là những doanh nghiệp nắm giữ các lĩnh vực kinh doanh quan trọng, tỷ suất lợi nhuận và quy mô kinh doanh lớn. Trong hơn 30 năm cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được một số doanh nghiệp mạnh,
có thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc gia và khu vực, trên cơ sở đó trong thời gian tới cần tập trung phát triển thêm một số doanh nghiệp khác có tiềm năng để tạo động lực thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển.
Thứ năm, phát triển DNNQD, phát triển kinh tế đi đôi với việc đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa. Kinh tế là một trong những vấn đề trọng tâm của QLNN, muốn phát triển kinh tế thì phải có cộng đồng doanh nghiệp mạnh, hoạt động chất lượng, hiệu quả, tuy nhiên không vì phát triển kinh tế mà xem nhẹ các vấn đề khác của đời sống xã hội. Phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh song cũng cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, có đóng góp vào các vấn đề an sinh, văn hóa, giáo dục và y tế. Thực tiễn công tác QLNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh bài toán phát triển kinh tế và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là các địa phương phải đối mặt với nhiều các vấn đề về tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, những vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự tham gia của nhà nước và xã hội mà còn cần có sự đóng góp rất lớn đến từ các doanh nghiệp.
Thứ sáu, phát triển DNNQD phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề cao. Nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, lao động có trình độ, có tay nghề tốt là tài sản quý báu của doanh nghiệp đảm bảo năng suất, chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại về phía doanh nghiệp phải tập trung đầu tư công tác đào tạo, tập huấn về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, giảm thiểu việc sử dụng lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp. Sự phát triển của doanh nghiệp phải đi đôi với việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và thu nhập cho người lao động. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nằm tập trung ở chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực lại quyết đinh năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, do đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư cho sự phát triển đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp.