Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.6.1. Nhân tố khách quan

Quan điểm của nhà nước đối với công tác QLNN đối với DNNQD

Quan điểm của nhà nước về quản lý nhà nước đối với DNNQD là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý nhà nước đối với DNNQD. Sở dĩ như vậy, là vì nhân tố này sẽ quyết định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNQD phải như thế nào? Trình độ của cán bộ quản lý?

Sự phù hợp của hệ thống pháp luật và khuôn khổ pháp lý

Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế những mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình” các quy luật thị trường, còn có “bàn tay hữu hình” sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật… Các chính sách quản lý của nhà nước trực tiếp tác động tới hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả quản

lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ, còn thiếu sót sẽ giảm hiệu quả công tác quản lý.

Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước địa phương

Trong QLNN đối với DNNQD, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu quản lý, cụ thể: Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế; Thứ hai, cơ chế phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh nghiệp; Thứ ba, cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý DNNQD.

1.2.6.2. Nhân tố chủ quan

Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước

Hoạt động quản lý nhà nước đối với DNNQD phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý được tổ chức tốt, bố trí hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. Ngược lại, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý sẽ làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình đô, năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với DNNQD. Bởi vì, bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNQD là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý doanh nghiệp. Do đó, sự am hiểu của cán bộ quản lý về nghành nghề, lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ đối với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý.

Trình độ lãnh đạo doanh nghiệp

Những hạn chế của DNNQD như thiếu hụt vốn; chất lượng lao động thấp, lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp; trình độ am hiểu luật pháp, hệ thống thị trường còn yếu… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các quy định của luật pháp, của các cơ quan quản lý nhà nước như trốn thuế, vi phạm các quy định về sử dụng người lao động, gian lận thương mại… Bên cạnh đó, còn một bộ phận DNNQD có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, không kịp thích nghi và thay đổi với sự biến động của thị trường nên số lượng doanh nghiệp giải thể phá sản ngày càng nhiều. Trước bối cảnh này, công tác QLNN đối với DNNQD cần phải thay đổi để phù hợp và thích ứng với từng thời kỳ và hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở một số tỉnh trên cả nƣớc và bài học cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)