1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc
1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
Hà Nội là một trong số những địa phương đi đầu trong cả nước trong đổi mới quản lý đối với doanh nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hiệu quả, là kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong quản lý kinh tế cụ thể như sau:
Thứ nhất, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong việc tạo cơ chế thông thoáng, môi trường kinh doanh lành mạnh, đơn giản hóa và xử lý nhanh chóng các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu. Thành phố đã có sự hướng dẫn cụ thể chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật mới trong vấn đề quản lý doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. UBND thành
phố Hà Nội đã chỉ đạo cho các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện, ưu tiên về vay vốn, mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho các DNNQD, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, thành phố Hà Nội là địa phương có diện tích lớn, tập hợp số lượng lớn các doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh đa dạng, hoạt động kinh tế vừa diễn ra sôi nổi, năng động song cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực, UBND thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các vi phạm của doanh nghiệp trong kinh doanh, sản xuất, vừa kết hợp giáo dục tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật, vừa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các ban ngành của thành phố phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo kiểm soát hiệu quả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không để kẽ hở cho nạn buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trước các dịp lễ hội, ngày kỷ niệm quan trọng, các lực lượng chức năng đồng loạt ra quân kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thứ ba, thành phố Hà Nội rất chú trọng hoạt động đối thoại, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, không ít doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn vướng mắc, những bất cập hạn chế cần có sự giúp đỡ, chia sẻ từ chính quyền, hiểu rõ tâm tư và những băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp, thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các diễn đàn trao đổi các vấn đề nổi cộm, tiếp xúc với doanh nghiệp bàn phương án tháo gỡ khó khăn, tổ chức hội thảo, diễn đàn khoa học, chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong bối cảnh thế giới và khu vực có những bước tiến rất nhanh về khoa học, kỹ thuật. Thông qua các chương trình hội thảo, diễn đàn, hội nghị nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ, nhiều cách làm hay, phương pháp quản lý mới
cũng được chia sẻ và áp dụng, từ đó tạo động lực rất lớn thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp của thành phố phát triển.
Thứ tư, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó nhấn mạnh vai trò của cải cách thủ tục hành chính đối với đổi mới môi trường kinh doanh, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc xử lý các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của cán bộ, công chức đối với doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể, chất lượng dịch vụ hành chính công được cải thiện rõ rệt, mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính không ngừng nâng cao.
Thứ năm, thành phố Hà Nội có sự quan tâm đúng mức đối với các lĩnh vực kinh tế mang tính trụ cột, mũi nhọn, nắm bắt chính xác yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã bao phủ rộng khắp toàn thế giới, len lỏi đến mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế xã hội, nó thôi thúc và buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tự thay đổi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng tăng nhanh hàm lượng khoa học và công nghệ trong các quá trình sản xuất, lao động và kinh doanh. Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là thời cơ lớn cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, vừa là thách thức trước một thị trường sôi động hơn, khốc liệt hơn, nhận thức rất rõ vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thành lập, phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ, đầu tư có trọng tâm và lĩnh vực công nghệ, coi sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực công nghệ là mũi nhọn cho phát triển kinh tế của thành phố.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các địa phương trên cả nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thành phố Hà Nội ở ví trí trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các
vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất lớn của cả nước, cùng với đó là nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng đang được nâng lên rõ rệt. Trên cơ sở những thuận lợi đó, thành phố xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp tập trung vào việc liên kết chặt chẽ với các địa phương khác trên cả nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đưa doanh nghiệp thành phố tiếp cận với các thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới.