2.4. Đánh giá chung
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với DNNQD tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
Các vấn đề kinh tế luôn nằm trong guồng quay của sự vận động và phát triển, các quan hệ kinh tế thị trường, sự vận động phát triển đó đưa các vấn đề kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn. Bản thân mỗi DNNQD cũng ngày càng tham gia một cách sâu rộng hơn nữa vào thị trường do đó đặt ra bài toán lớn cho công tác quản lý.
Tình hình kinh tế cả nước cũng như thế giới tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, những biến động đó có tác động nhất định đến các DNNQD bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ hơn theo hướng hỗ trợ tích cực DNNQD để tranh thủ cơ hội và vượt qua thách thức. Đây là vấn đề chung của cả nước và cũng là vấn đề của tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên cả nước, điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản hạn chế, đây là những bất lợi gây ra ít nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.
Cơ chế thị trường tiếp tục thể hiện tính ưu việt thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tuy nhiên cũng tồn tại nhiều mặt trái và trước mắt chưa thể khắc phục triệt để ngay được, đó là tình hình cạnh tranh không lành mạnh, sức ép lớn từ những thị trường khó tính đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, doanh
nghiệp FDI, đó là vấn đề giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những biện pháp tích cực, quyết liệt trong quản lý nhà nước đối với DNNQD, các chính sách quản lý hiệu quả, một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn lúng túng và bị động trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, trong quá trình hướng dẫn thực thi văn bản quy phạm pháp luật nhiều nội dung còn chưa được hiểu đúng, làm đúng, chưa làm nổi bật được tinh thần chung trong QLNN.
Tinh thần và quyết tâm cải cách hành chính ở một số cơ quan đơn vị chưa cao, chưa quyết liệt, chưa đi vào thực chất còn mang tính hình thức.
Trình độ, hiệu quả QLNN của chính quyền cấp huyện chưa đồng đều, tương xứng với tiềm lực phát triển của địa phương.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý, tham mưu trong xây dựng chính sách còn hạn chế, số lượng công chức còn thiếu ở nhiều khâu.
Tỉnh Bắc Ninh phải thực hiện song song cả hai nhiệm vụ quan trọng đó là tinh giản bộ máy biên chế và quản lý hiệu quả hơn nữa cộng đồng DNNQD ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và hết sức nặng nề.
Môi trường pháp lý đối với DNNQD chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chống chéo. Điều kiện thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư rườm rà, là rào cản cho DNNQD phát triển. Mặt khác, chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logicstic, tiền lương, bảo hiểm,…) cao; nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế tạo nên các rào cản không phù hợp đối với sự phát triển của DNNQD.
Chính sách thuế còn nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD. Một số chính sách, quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến DNNQD. Những qua điểm đánh giá về DNNQD chưa khách quan, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh của khu vực ngoài nhà nước. Bên cạnh những khó khăn về thể chế kinh tế, bộ máy hành chính chưa hiệu quả, thủ tục hành chính thiếu minh bạch và cơ chế trách nhiệm, giải trình, nhiều doanh nghiệp phải trả các chi phí “không chính thức” để giải quyết công việc…
Việc giải quyết những rào cản về thủ tục hành chính là bắt buộc, nhưng để DNNQD có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra, vấn đề hình thành nơi trao đổi buôn bán, trục liên kết… sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá. Bởi thị trường là cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch…; là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị.
Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước để phát triển DNNQD chưa cao. Bởi vì, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển DNNQD, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Thiếu vốn luôn là thách thức lớn đối với các DNNQD khi không có tài sản thế chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp; thiếu dự án khả thi.
Năng lực của DNNQD trong việc đổi mới và quản trị doanh nghiệp để thúc đẩy công nghệ, kết hợp đổi mới và tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm chưa cao. Xét theo quy mô vốn, số lượng DNNVV trong cả nước hiện chiếm 94,8%. Dù có những đóng góp ngày càng quan trọng cho nền kinh tế đất nước, song quy mô của DNNQD vẫn nhỏ, không đủ năng lực tài chính để đầu tư vào tài sản cố định, máy móc công nghệ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; do đó, việc tham gia vào phát triển chuỗi rất thấp.
Tiểu kết chƣơng 2
Thực tế hơn 30 năm đổi mới của đất nước đã chứng kiến bước phát triển nhanh chóng và nhảy vọt của khu vực kinh tế tư nhân mà địa diện tiêu biểu là DNNQD, tỉnh Bắc Ninh, với những lợi thế tự nhiên về vị trí địa lý, văn hóa xã hội đã nhạy bén trong việc xác định thời cơ kịp thời có những chính sách quan trọng góp phần đưa cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ góp phần để Bắc Ninh trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong quản lý nhà nước đối với DNNQD, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy truyền thống sáng tạo, tư duy đổi mới và kinh nghiệm vốn có trong quản lý sản xuất công nghiệp theo mô hình tập trung từng bước nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Tuy nhiên quản lý nhà nước về kinh tế luôn là một vấn đề phức tạp và đầy tính thách thức, trước những khó khăn hạn chế cả về mặt chủ quan và khách quan, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNQD cũng như sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh gặp không ít khó khăn, thách thức, việc chỉ rõ những khó khăn thách thức đó cũng như nguyên nhân từ đâu có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng hệ thống các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030