2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc
2.3.1 Công tác xây dựng, ban hành thực thi các văn bản quy phạm pháp
pháp luật liên quan đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, các ngành, lĩnh vực. Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, tính hợp hiến, hợp pháp cũng như hiệu lực hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quyết định đến công tác QLNN nói chung, QLNN về kinh tế và QLNN đối với DNNQD nói riêng. Xây dựng, ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật là ba quá trình nhằm đưa pháp luật vào đời sống, để pháp luật thật sự tạo ra những giá trị tốt đẹp, điều chỉnh một cách tích cực các quan hệ xã hội thì thì cả ba quá trình này đều phải thực hiện một cách nghiêm túc, hệ trọng vừa tuân thủ nguyên tắc xây dựng pháp luật vừa thiết thực, hợp lý và khoa học.
Trong công tác QLNN đối với DNNQD, văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là công cụ giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý DNNQD mà còn là những văn bản mang tính chất định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ cho DNNQD trong sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với lợi ích chung của nhà nước, của nhân dân và toàn xã hội, tạo môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh cho DNNQD phát triển.
Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm không ngững nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực thi có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Đối với các văn bản luật, Nghị định, Thông tư của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về quản lý kinh tế và DNNQD, tỉnh Bắc Ninh luôn cập nhật
thường xuyên, tổ chức học tập và tuyên truyền rộng rãi đến các cơ quan quản lý, cơ quan tham mưu trong bộ máy hành chính của tỉnh, tổ chức quán triệt sâu sắc đến đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan trực tiếp tham gia quản lý, tiếp xúc với DNNQD. Tỉnh đã thực hiện triển khai tốt một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DNNQD như: Luật số 68/2014/QH13 Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 108/2018/NĐ- CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 20/2015/TT - BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về Đăng ký doanh nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh cũng tiến hành phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, thông báo đến DNNQD những chủ trương, chính sách mới của nhà nước, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi văn bản quy phạm pháp luật. Tỉnh Bắc Ninh cũng có những đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về những nội dung cần điều chỉnh liên quan đến DNNQD trên cơ sở thực tiễn của tỉnh.
Đối với công tác xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐND và UBND tỉnh Bắc Ninh tiến hành thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, trong đó chú trọng đặc biệt đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý DNNQD. Các văn bản này một mặt phải đảm bảo yêu cầu hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với chủ trương chung của nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển DNTN, một mặt phải đảm bảo phù hợp và khả thi trong điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh. Song song với công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật mới là việc tiến hành rà soát, đánh giá thường xuyên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện tại của tỉnh về DNNQD, tiến hành bổ sung, sửa đổi các văn bản đã cũ, những nội dung không còn phù hợp hoặc chưa hợp lý, bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính thực tế. Tỉnh Bắc Ninh cũng rất chú trọng việc lắng nghe, thu thập ý kiến đóng góp của cộng đồng DNNQD đối với các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản của tỉnh Bắc Ninh nói chung để kịp thời hỗ trợ, giải thích, hướng dẫn.
Để đảm bảo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với DNNQD được diễn ra khách quan, dân chủ và khoa học, tỉnh Bắc Ninh kêu gọi sự tham gia đóng góp của không chỉ các DNNQD mà còn có sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia kinh tế, pháp lý.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có những vấn đề vướng mắc nảy sinh, song trên tinh thần lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu, tỉnh Bắc Ninh đã từng bước tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp từ đó thực hiện hiệu quả, đảm bảo hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các trường hợp có biểu hiện cố tình vi phạm, bóp méo, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng đã nghiêm túc xử lý, đảm bảo tính nghiêm minh và kỷ cương.