Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp - xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Sau năm 1997, kinh tế Bắc Ninh đã phát triển. Giai đoạn 2006 – 2010, GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh). Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởng đạt 12,3%.[29]

Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 ước đạt 59,7 nghìn tỷ đồng, tăng 62 % so với năm 2010. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, đạt 89%, chiếm 72% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao (16,24%), GDP bình quân đầu người 2.125 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành, lĩnh vực có trình độ chất lượng cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đến nay, trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm 91,4%, nông nghiệp còn 8,6%.

Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu Ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.[29]

Thu Ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước. Năm 2011, ngân sách là 6.800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Năm 2012, Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng.

Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao động nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH): khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.

Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.

Năm 2013, giá trị sản xuất cả năm (theo giá cố định 1994) ước 180.931 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2012 mà nổi bật là khu vực FDI đạt 165.510 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,5% và tăng 69,8%; khu vực kinh tế trong nước tuy gặp nhiều khó khăn cũng tăng 3,8%. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại dịch vụ vẫn duy trì ổn định với mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 30.803 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm 2012. Trên lĩnh vực hoạt động ngoại thương, kết quả thật ấn tượng với tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước hơn 23 tỷ USD, đạt 162,3% kế hoạch năm, tăng 68% so với năm 2012; Nhập khẩu ước hơn 21,14 tỷ USD, đạt 165,8% kế hoạch năm, tăng 59,3% (xuất siêu hơn 1,9 tỷ USD)...

Tính theo giá hiện hành, GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD; nếu loại trừ yếu tố nước ngoài, GRDP bình quân là 44,7 triệu đồng, tương đương 2.120 USD. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng

lên 74,5%; dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%... Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước thì đây là những kết quả rất đáng phấn khởi, khẳng định sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh.

Năm 2014, sản xuất công nghiệp: Do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm ước 576.754 tỷ đồng, đạt 78,5% kế hoạch năm và giảm 4,9% so năm 2013; trong đó, khu vực FDI giảm 5,5%, khu vực kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tăng 0,2% (giá so sánh 2010) so với năm 2013; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,3%. Thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: tổng thu ngân sách nhà nước ước 12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so năm 2013; chi ngân sách là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9%, tăng 16,1%, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.143,5 tỷ đồng, đạt 183,8%, tăng 22,6%.

Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%, đạt 91,5% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,21% so tháng 12/2013. Xuất khẩu hàng hoá ước trên 23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% kế hoạch năm. Dịch vụ vận tải tăng khá cao so với năm 2013.

Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3.784 tỷ đồng. Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo

hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt hơn 109 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng đạt 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ lệ giá trị khu vực dịch vụ tăng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 705 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%, giá trị xuất khẩu đạt 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% tiếp tục khẳng định vị thế trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5.129 USD/năm. Thu ngân sách tiếp tục hoàn thành vượt kế hoạch năm, đạt 16.835 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 12.151 tỷ đồng, tăng 1.753 tỷ so với năm 2015. Bắc Ninh tiếp tục là 1 trong số 13 tỉnh, thành phố cả nước tự cân đối ngân sách và có điều tiết một phần về Trung ương.

Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0 - 9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh với cơ chế, giải pháp thông thoáng. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với 160 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư ước 1.112 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh khoảng 16 tỷ USD. [30]

Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9% xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,85 tỷ USD, vượt 47,5% kế hoạch và tăng 59,5% và giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.597,7 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).

Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.

Công nghiệp và công nghệ thông tin là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)