Cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 58)

2.2. Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc

2.2.2. Cơ cấu ngành nghề

Các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hoạt động trên nhiều các lĩnh vực khác nhau với cơ cấu ngành nghề đa dạng, 17 lĩnh vực kinh tế chủ yếu mà các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh bao gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khoáng; Chế biến, chế tạo; Phân phối điện, điều hòa không khí; Cung cấp nước, xử lý rác, nước thải; Xây dựng; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí.

Cùng với xu hướng chung của kinh tế cả nước, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ. Năm 2011, số doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất tập trung ở 3 lĩnh vực: chế biến, chế tạo (1.040 doanh nghiệp, chiếm 30%), xây dựng (431 doanh nghiệp, chiếm 12%), Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (1.095 doanh nghiệp, chiếm 31%). Đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp vẫn tập trung hoạt động nhiều ở 3 lĩnh vực: chế biến, chế tạo (2.793 doanh nghiệp, chiếm 32%), xây dựng (1.160 doanh nghiệp, chiếm 13%), Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (2.993 doanh nghiệp, chiếm 34%). Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng các DNNQD.

Bảng 2.2. Số lƣợng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2019

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (1) 503 508 613 500 525 325 41 77 30 (2) 3 1 1 - 1 1 8 9 - (3) 1.040 1.119 1.257 1.479 1.564 1.893 2.336 2.491 2.793 (4) 2 1 2 2 1 1 3 3 5 (5) 11 14 19 29 36 39 47 51 65 (6) 431 442 550 617 626 645 876 934 1.160 (7) 1.095 1.245 1.470 1.565 1.546 1.695 2.312 2.464 2.993 (8) 164 181 217 264 286 312 399 423 420 (9) 28 49 59 77 105 131 209 223 260 (10) 10 13 11 23 25 29 40 43 55 (11) 29 32 32 33 32 33 17 17 24 (12) 37 37 47 57 45 54 98 103 130 (13) 93 100 122 121 143 154 245 261 320 (14) 40 51 66 76 105 114 238 254 288 (15) 10 13 23 32 29 34 44 47 71 (16) 3 3 4 2 2 3 16 17 25 (17) 4 7 11 11 13 15 22 23 26 (18) 18 20 28 22 25 28 29 31 30 Tổng 3.521 3.836 4.532 4.910 5.109 5.506 6.980 7.471 8.695

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm từ 2011 đến 2019) Ghi chú: Ngành nghề kinh doanh:

(1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản (2) Khai khoáng

(3) Chế biến, chế tạo

(4) Phân phối điện, điều hòa không khí (5) Cung cấp nước; Xử lý rác, nước thải

(6) Xây dựng

(7) Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (8) Vận tải, kho bãi

(9) Dịch vụ lưu trú và ăn uống (10) Thông tin và truyền thông

(11) Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (12) Hoạt động kinh doanh bất động sản

(13) Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (14) Hoạt động chính và dịch vụ hỗ trợ

(15) Giáo dục, đào tạo

(16) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (17) Hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí (18) Hoạt động dịch vụ khác.

Sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của DNNQD tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỉnh đã và đang hướng tới sự cân đối giữa các ngành nghề, đảm bảo phát triển toàn diện, tập trung chủ lực ở các lĩnh vực có thế mạnh song cũng quan tâm phát triển các ngành nghề mới, các ngành đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành nghề đa dạng cho thấy các DNNQD trên địa bàn tỉnh hết sức chủ động, linh hoạt và nhạy bén trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh ở những lĩnh vực mới chứa đựng nhiều rủi ro cũng như tiếp tục phát huy được thế mạnh và kinh nghiệm trong những lĩnh vực truyền thống. Trong tương lai cơ cấu ngành nghề của khu vực DNNQD sẽ tiếp tục có sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đây là xu thế tất yếu không thể đảo ngược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)