Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoà

3.2.5. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động doanh

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Cùng với việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý, cần tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng hơn cho các DNNQD; cần nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho DNNQD phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Tăng cường hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Như đã trình bày ở các phần trên thanh tra, kiểm tra, giám sát là những hoạt động, nội dung quan trọng của QLNN và có vai trò trực tiếp đối với sự phát triển của DNNQD. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

- Đổi mới hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng hình thức, thanh tra, kiểm tra không sát, thiếu trách nhiệm. Nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, đảm bảo chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ. Thanh tra, kiểm tra phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật, phải căn cứ trên chương trình, kế hoạch cụ thể, thanh tra kiểm tra không được làm ảnh hưởng, gián đoạn hoặc xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chủ động trong vấn đề tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đánh giá và xử lý thông tin thận trọng để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện phòng chống tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

- Thanh tra, kiểm tra phải gắn liền với chỉ rõ sai phạm của doanh nghiệp, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, khắc phục các tồn tại hạn chế, không áp đặt ý chí chủ quan, tư duy một chiều, giáo điều trong thực hiện thanh tra, kiểm tra, áp dụng các quy định của pháp luật cần linh hoạt tránh dập khuôn, cứng nhắc.

- Huy động sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, cộng đồng dân cư và công tác giám sát, kịp thời nắm bắt được thông tin phản ánh của nhân dân về những biểu hiện sai phạm của doanh nghiệp, những mâu thuẫn nảy sinh giữa doanh nghiệp và người dân. Đây là một kênh thông tin rất quan trọng.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trong vấn đề giám sát doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức thực hiện pháp luật, phổ biến các văn bản mới liên quan đến lĩnh vực, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm soát tốt quá trình thực hiện kết luận của cơ quan thanh tra, tránh tình trạng trì trệ, nhờn luật, thực hiện thiếu nghiêm túc kết luận thanh tra, chậm khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật, phân định rõ công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thực hiện phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường, kiểm soát tốt mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữ cơ quan thanh tra, kiểm tra hoặc trốn tránh trách nhiệm, bỏ sót công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)