Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

nhân, đặc biệt là các quan hệ với người nước ngoài để ngăn ngừa được các tác động ngoại xâm về mọi phương diện: văn hoá, chính trị, an ninh, dịch bệnh… núp dưới con người và hàng hoá nhập khẩu, ngăn ngừa mọi sự rò rỉ chất xám kết tinh trong hàng hoá, thông tin kinh tế kỹ thuật… ra nước ngoài.

- Nhà nước can thiệp vào các hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệp nhằm giúp họ chống lại mọi đe doạ về tài sản và tính mạng, cũng như các bất trắc, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiên tai, địch hoạ hoặc bất kỳ sự đe doạ nào. Đối với mọi doanh nhân, đây là mối quan tâm cực kỳ to lớn mà họ không thể tự lo liệu nổi.

1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh

1.2.5.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(1) Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về DNNQD và văn bản pháp luật có liên quan.

(2) Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý DNNQD; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.

(4) Thực hiện chính sách ưu đãi đối với DNNQD theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của DNNQD; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của DNNQD, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

* Xây dựng và ban hành các luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung, DNNQD nói riêng. Nhà nước xây dựng hai loại pháp luật để điều chỉnh các DNNQD. Đó là:

- Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan đến lĩnh vực kinh tế - Luật quy định các mặt hoạt động của các DNNQD, như Luật Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động, Tài chính… để điều chỉnh các hành vi của doanh nhân khi hoạt động của họ có liên quan đến các yếu tố nói trên.

* Tổ chức thực hiện pháp luật và các định hướng sản xuất kinh doanh của Nhà nước, bao gồm việc:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kế hoạch, dự án đầu tư. - Khuếch trương các hướng đầu tư.

- Tìm hiểu khả năng, nguyện vọng, khó khăn của công nhân trong việc hưởng ứng pháp luật và các dự án đầu tư mà nhà nước kêu gọi; định hướng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đối với các đối tượng mà nhà nước đặt sự lưu ý.

- Tư vấn đầu tư đối với các đối tượng có khả năng, nguyện vọng đầu tư. - Xét duyệt và cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, làm các thủ tục khác để đưa DNNQD và doanh nhân vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước.

* Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các DNNQD, doanh nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện nội dung quản lý này, nhà nước phải tiến hành hàng loạt công vụ như:

- Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm của nhà nước, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích.

- Xây dựng và tiến hành bảo hiểm sản xuất kinh doanh cho những doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của nhà nước và thực hiện các quy định của bảo hiểm.

- Thực hiện miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo định hướng ưu tiên của nhà nước.

- Chuyển giao đến các chủ DNNQD những thông tin chính trị, thời sự quan trọng có giá trị trong sản xuất kinh doanh để họ tham khảo.

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúp các DNNQD hiện đại hoá đội ngũ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh.

- Mở ra các trung tâm thông tin, các triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật để tạo môi trường cho các DNNQD hợp tác và liên kết sản xuất kinh doanh với nhau.

- Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với các DNNQD kinh doanh trên thị trường quốc tế.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồng bộ các loại thị trường. Đồng thời quản lý các loại thị trường đó để các doanh nhân có được môi trường thuận lợi trong giao lưu kinh tế như: thị trường hoá thông thường, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường thông tin, thị trường chất xám,… Nhà nước bảo đảm một môi trường thị trường chân thực để giúp các doanh nhân không bị lừa gạt trên thị trường đó.

* Nhà nước thực thi sự kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của các doanh nhân trên thương trường

- Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại DNNQD. Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải có giấy phép. Giấy phép chỉ cấp cho những doanh nhân với doanh nghiệp đủ điều kiện. Việc kiểm tra này nhằm loại trừ các doanh nghiệp ra đời không đăng ký hoặc không đủ điều kiện mặc dù đã được cấp giấy phép.

- Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp. Khi các doanh nhân đăng ký kinh doanh, họ phải có đủ điều kiện mới được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Do đó trong quá trình hoạt động, nếu những điều kiện ấy không được đảm bảo thì doanh nghiệp đó phải bị đình chỉ hoạt động. Để kịp thời phát hiện được dấu hiệu sa sút khả năng, biểu hiện của sự phá sản, để có quyết định phá sản doanh nghiệp, nhà nước phải tiến hành kiểm tra.

- Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệp thường xuyên chấp hành pháp luật. Các đối tượng kiểm tra thường là về vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, về chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, về kiểm toán nhằm bảo đảm chế độ ghi chép ban đầu đúng quy định của chế độ kế toán nhà nước,…

- Thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, như có hiện tượng trốn thuế, xâm phạm tài sản quốc gia hoặc tài sản công dân, kinh doanh các mặt hàng quốc cấm, …

- Thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư khiếu nại tố cáo.

1.2.5.2. Nội dung quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Xây dựng và thực thi chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật liên quan đến DNNQD. Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ trực tiếp thực thi và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của

cơ quan nhà nước cấp trên trong các vấn đề liên quan đến DNNQD như đăng ký kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục cho vay vốn, chính sách ưu đãi về vốn, mặt bằng, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các bộ luật, chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm, hướng dẫn thực thi, tuyền truyền giáo dục kiến thức pháp luật đối với các DNNQD để các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, dựa trên thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao, chính quyền cấp tỉnh xây dựng chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình nhằm điều chỉnh, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới để hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quản lý DNNQD.

Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, quy trình thực hiện trong đăng ký kinh doanh và khai nộp thuế. Đây là một nội dung quan trọng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục thuế, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Đối với cơ quan thuế, trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình UBND tỉnh cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường đổi mới phương pháp khai nộp thuế cũng như tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các quy định mới của nhà nước đối với vấn đề thuế.

Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển DNNQD trên địa bàn tỉnh. Các chương trình, chiến lược phát triển doanh nghiệp ở phạm vi toàn quốc là những chiến lược mang tính tổng quát vĩ mô là mục tiêu chung của cả nước, trên cơ sở đó và đặc điểm, tình hình, điều kiện kinh tế xã hội của từng tỉnh thành, các địa phương phải xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển DNNQD của riêng địa phương mình đảm bảo các nội dung sau: Thứ nhất, đảm bảo thống nhất, phù hợp với chiến lược, chương trình mục

tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp nói chung và phát đối với các chính sách hỗ trợ khác, tiếp theo đó là những ưu đãi về vốn, khoa học kỹ thuật và mặt bằng sản xuất. Các hoạt động hỗ trợ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, thành lập các tổ tư vấn, hỗ trợ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Hỗ trợ doanh nghiệp còn được tiếp cận ở góc độ chính quyền cấp tỉnh xây dựng và đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng xây dựng, hạ tầng thông tin, các dịch vụ công thiết yếu hỗ trợ cho hoạt động của DNNQD.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNQD. Hoạt động thanh tra, kiểm tra giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ đúng, chính xác các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác trong xã hội. Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn kịp thời phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng, thanh tra kiểm tra phải gắn liền với quản lý thị trường, quản lý lưu thông hàng hóa. Nói tóm lại, thanh tra, kiểm tra góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phát huy tối đa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với xử lý vi phạm hành chính, cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và sản xuất, xử lý đúng quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong các dịp cao điểm sản xuất hàng hóa.

Triển DNNQD nói riêng. Thứ hai, xây dựng các mục tiêu, phương pháp thực hiện, các trọng số phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, khuyến khích sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp thực hiện, các mục tiêu phải đảm bảo cả yếu tố định tính và định lượng, mục tiêu cụ thể, rõ ràng và bám sát từng giai đoạn. Thứ ba, chiến lược, chương trình kế hoạc phát triển DNNQD

phải thống nhất với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp và có sự liên kết chặt chẽ với chiến lược phát triển văn hóa xã hội.

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp. Trong quá trình thành lập và phát triển của DNNQD, có rất nhiều khó khăn, thách thức phát sinh, phần lớn trong số đó đến từ các điều kiện khách quan bên ngoài mà doanh nghiệp không thể tự mình giải quyết được, bên cạnh sự hỗ trợ từ xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, thì sự hỗ trợ của nhà nước, của chính quyền các cấp có ý nghĩa rất lớn. Đối với cấp tỉnh, chính quyền cần có nhiều biện pháp, trước hết là hỗ trợ về thủ tục pháp lý, kiến thức pháp luật, đổi mới mạnh mẽ các dịch vụ hành chính công để DNNQD có điều kiện tiếp cận nhanh và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)