Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Là một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững được giới doanh nhân đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư an toàn và lành mạnh, trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có những biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm không ngừng cải thiện chất lượng công tác QLNN đối với DNNQD.

Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy quyết tâm chính trị của bộ máy quản lý, của chính quyền các cấp là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định hiệu quả quản lý đối với DNNQD. Nhờ tận dụng tốt lợi thế tự nhiên, sự thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội

cũng như không ngừng đổi mới về phương pháp, cách thức quản lý, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã giành được những kết quả ấn tượng trong QLNN đối với DNNQD, khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Đây là những kinh nghiệm và bài học quý báu cho tỉnh Bắc Ninh trong quản lý nhà nước đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh.

- Tạo cơ chế thông thoáng, môi trường kinh doanh lành mạnh, đơn giản hóa và xử lý nhanh chóng các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các vi phạm của doanh nghiệp trong kinh doanh, sản xuất, vừa kết hợp giáo dục tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật, vừa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm

- Chú trọng đối thoại, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trên địa bàn. - Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các địa phương trên cả nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Xây dựng chiến lược dài hạn với tầm nhìn xa trong phát triển cộng đồng DNNQD của tỉnh.

- Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, mỗi một địa phương, mỗi tỉnh thành phố lại có những khác biệt, những đặc thù riêng, do đó trong khi áp dụng, học hỏi các kinh nghiệm của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh, tỉnh Bắc Ninh cần có những sự đánh giá khách quan, sự chọn lọc và sáng tạo cần thiết trên cơ sở điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh mình. Học hỏi kinh nghiệm và những bài học từ hai thành phố lớn của đất nước cũng là học hỏi cả những thất bại, nhìn thấy những khó khăn mà các địa phương đó đang gặp phải để có biện pháp ứng phó thích hợp khi xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý nhà nước đối với DNNQD là một trong những lĩnh vực quản lý quan trọng của nhà nước gắn liền với dấu mốc quan trọng của công cuộc đổi mới từ năm 1986, đây là vấn đề không mới song luôn luôn có sự biến đổi, vận động phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong nghiên cứu khoa học quản lý, quản lý nhà nước đối với DNNQD là một vấn đề khoa học cần sự huy động rất lớn kiến thức của nhiều lĩnh vực trong đó trọng tâm là khoa học quản lý và kinh tế học. Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với DNNQD lại gắn với một địa phương, một vùng lãnh thổ cụ thể còn cần có sự đánh giá, xem xét tổng thể trên nhiều phương diện song song với việc chuẩn bị vững chắc lý luận khoa học. Chương 1 của luận văn là chương cơ sở cung cấp nền tảng lý luận và các khái niệm công cụ phục vụ cho các nội dung tiếp theo của đề tài.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)