3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoà
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc
Ninh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Như đã khẳng định ở các phần trên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là công cụ đắc lực và quan trọng nhất để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với DNNQD. Trong bối cảnh các quan hệ kinh tế mới liên tục phát sinh, các vấn đề xoay quanh sự phát triển của DNNQD liên tục thay đổi hàng ngày, hàng giờ thì việc phải có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, khoa học là một yêu cầu cấp thiết.
Để quản lý tốt và hiệu quả DNNQD trên địa bản tỉnh Bắc Ninh, trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý DNNQD theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện đánh giá, kiểm tra công tác thực thi pháp luật, tiến hành rà soát, bổ sung các nội dung cần thiết, sửa đổi các quy định bất hợp lý, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp.
- Trong công tác lập quy, kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng DNNQD, tiến hành khảo sát sự hài lòng, những phản hồi từ phía doanh nghiệp đối với các quy định mới của tỉnh trong quản lý DNNQD, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Nêu cao tinh thần dân chủ, khách quan và công bằng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của DNNQD, đối với các quy định có nội dung phức tạp, cần xin ý kiến chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, tham khảo ý kiến của đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu về chính sách, kinh tế.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tế, đảm bảo tính thiết thực, khả thi, tránh chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn, máy móc, tránh tư duy một chiều, thiển cận, cần có tính dự báo trong nội dung các quy định. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhận được những thông tin trái chiều, cần nghiêm túc xem xét, đánh giá, có sự điều chỉnh, sửa đổi hợp lý với các quy định của pháp luật, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp giữa các văn bản.