2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc
2.3.3. Công tác hỗ trợ tạo môi trường kinhdoanh cho doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, các khó khăn đó có thể đến từ chính bản thân các doanh nghiệp như sự thiếu thốn về mặt bằng sản xuất, vốn, khoa học công nghệ, trang thiết bị, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp, các khó khăn có thể đến từ yếu tố thị trường như sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, địch họa, hoặc đó cũng có thể là những khó khăn đến từ chính bộ máy quản lý nhà nước với sự chậm trễ trong đổi mới phương pháp quản lý, chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân. Trước những khó khăn đến từ nhiều phía bản thân các doanh nghiệp không thể tự mình giải quyết được mọi vấn đề mà cần có sự trợ giúp từ bên ngoài, sự hỗ trợ có thể đến từ các tổ chức, hiệp hội, các tổ chức quốc tế song sự trợ giúp, hỗ trợ hiệu quả nhất có tác động nhanh nhất, chắc chắn là sự hỗ trợ của nhà nước.
Sự hỗ trợ của nhà nước đối với DNNQD vừa đảm bảo sự phát triển của DNNQD phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước, vừa hạn chế những tác động tiêu cực từ yếu tố khách quan, giúp cho các DNNQD có được môi trường thuận lợi để phát triển, đảm bảo yếu tố công bằng và sự phát triển cân đối giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong xã hội.
Để tạo động lực thúc đẩy DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ DNNQD tập trung vào một số vấn đề lớn sau đây:
Thứ nhất, về hỗ trợ thủ tục pháp lý, để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh các DNNQD trước hết phải được pháp luật thừa nhận thông qua các thủ tục pháp lý mà đầu tiên là đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động tùy thuộc vào đối tượng sản xuất các doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật, chính vì vậy việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Một số doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm còn non yếu, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật trong thực hiện các thủ tục pháp lý, đây là đối tượng rất quan trọng cần được nhà nước và chính quyền địa phương hỗ trợ. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện xin cấp, đổi các loại giấy phép cũng là một trong những vấn đề gây ra nhiều khó khăn cho DNNQD. Bám sát tình hình thực tế của cộng đồng DNNQD trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ DNNQD trong thực hiện các thủ tục pháp lý. Trước hết là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật đặc biệt là giới thiệu, hướng dẫn các nội dung mới trong quy định của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp khi đến cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục đều được tư vấn, giải thích chi tiết, cụ thể và hướng dẫn tận tình để thực hiện các thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm thời gian. UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến các cấp độ, đặc biệt là dịch vụ công cấp độ 3 và 4, hoàn thiện và đi vào hoạt động Trung tâm hành chính công của tỉnh, thực hiện công khai niêm yết quy trình thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước cũng như công khai trên các trang thông tin và cổng thông tin điện tử của tỉnh. Trong giai đoạn 2011 - 2019, UBND tỉnh Bắc Ninh thực hiện chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính và một trong những mục tiêu hướng đến là đảm bảo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, về hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất, vốn và mặt bằng có thể coi là những yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay không chỉ ở tỉnh Bắc Ninh mà trên phạm vi cả nước khó khăn lớn nhất của các DNNQD đó chính là vấn đề vốn và mặt bằng sản xuất. Đối với khó khăn về vốn, tỉnh Bắc Ninh đã có sự chỉ đạo sát sao đối với các ngân hàng, tạo cơ chế thông thoáng trong việc cho vay vốn đối với DNNQD, ưu đãi đối với một số lĩnh vực kinh doanh gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh cũng kêu gọi sự đầu tư từ xã hội, khuyến khích các chủ thể khác nhau trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, hạn chế lượng tiền dôi dư, tiết kiệm quá lớn. Nhằm tạo cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như giữa các DNNQD tỉnh với doanh nghiệp nước ngoài, tỉnh Bắc Ninh tổ chức nhiều Hội chợ xúc tiến đầu tư và thương mại, kết nối những nhà đầu tư với doanh nghiệp. Về mặt bằng sản xuất, hạn chế rất lớn của tỉnh Bắc Ninh đó là về diện tích, tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất cả nước, mật độ dân số cao, do đó bài toán về mặt bằng sản xuất là vấn đề hết sức bức thiết. Tuy nhiên bằng sự sáng tạo và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết rất tốt vấn đề này, tỉnh đã thực hiện lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch một cách khoa học, nhằm vừa tận dụng tối đa diện tích phục vụ sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo diện tích phục vụ các công trình công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh Bắc Ninh tổ chức đấu thầu các diện tích đất do tỉnh quản lý với những ưu đãi dành cho các DNNQD có quy mô nhỏ và vừa.
Thứ ba, tỉnh Bắc Ninh thực hiện kết nối trong sản xuất kinh doanh và hỗ trợ về nguồn nhân lực.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thị trường đầu ra của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt những không tìm được đầu ra, giá bán thấp không đảm bảo chi phí đầu vào là một thực trạng đã và đang diễn ra trong khu vực DNNQD. UBND tỉnh Bắc Ninh
đã chỉ đạo cho các cơ quan ban ngành mà trực tiếp nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương đẩy mạnh hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cân đối yếu tố cung cầu, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngoài. Đối với vấn đề nguồn nhân lực, tỉnh Bắc Ninh khuyến khích sự hợp tác lâu dài giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh và trên cả nước với DNNQD, có chiến lược, kế hoạch nâng cấp, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo và đặc biệt là đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh cũng rất chú trọng việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho người lao động thông qua tổ chức công đoàn, thông qua đối thoại trực tiếp với các chủ DNNQD.
Để thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, tỉnh Bắc Ninh đã cho thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, là đơn vị chuyên biệt trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi ý kiến, thắc mắc, những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Thực hiện Kế hoạch số 186/KH-UBND về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025, nhằm mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các DNNVV, trong đó có các DNNQD phát triển sản xuất, kinh doanh, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Thuế, Ngân hàng… thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào đối tượng DNNVV đồng thời là DNNQD. Trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ban, ngành để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ về lĩnh vực thuế, kế toán; mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ công
nghệ, thông tin thị trường; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gia hạn thuế, ưu tiên giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án…
UBND tỉnh tổ chức hội nghị thường niên đối thoại với các DNNQD để kịp thời nắm bắt thông tin và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, phổ biến những quy định, chính sách mới trong quá trình đầu tư. Thành lập Đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra công vụ tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã nhằm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính.
Xây dựng và đi vào hoạt động thành công mô hình “Bác sĩ doanh nghiệp”. “Bác sĩ doanh nghiệp” là một dự án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh do Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu và phát triển; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh ứng dụng với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia do Quỹ Châu Á quản lý. Với phương châm “Thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”, hoạt động của “Bác sĩ doanh nghiệp” Bắc Ninh giúp Chủ tịch UBND tỉnh điều phối, thực hiện tốt sự phối hợp trong hoạt động của các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương về công tác hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, DNNQD nói riêng, trọng tâm là kịp thời nắm bắt, giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp nhận và phản hồi, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp; ngăn ngừa các việc làm của các cơ quan nhà nước có thể gây phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thân thiện, an toàn, minh bạch hơn.