Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý doanh nghiệp ngoà

quốc doanh tỉnh Bắc Ninh

Xét về bản chất cũng như theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, ở cấp tỉnh, UBND tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNQD trên địa bản tỉnh, các cơ quan khác hoặc làm chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác chuyên môn, hoặc thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ theo sự ủy quyền của UBND tỉnh, tuy nhiên trong quản lý nhà nước các cơ quan, tổ chức cần được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với

các cơ quan tổ chức khác, từ đó làm nổi bật nội dung về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Như vậy bộ máy quản lý nhà nước đối với DNNQD tỉnh Bắc Ninh sẽ bao gồm:

1.UBND tỉnh Bắc Ninh

Theo khoản 4, khoản 5, Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2014, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp huyện định kỳ gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Ninh còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNNQD phát triển sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, xúc tiến đầu tư.

2.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh được quy định tại Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước đối với DNNQD như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (sau đâu gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Dự thảo chương trình, kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và 05 năm trên địa bàn tỉnh;

Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý; tổng hợp tình hình sắp

xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai chính sách, chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ở địa phương; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

3. UBND cấp huyện

UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện quản lý các DNNQD có cơ sở đóng trên địa bàn của mình về những nội dung được nhà nước quy định và sự phân công, phân quyền của UBND tỉnh Bắc Ninh. UBND cấp huyện quản lý DNNQD về việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước trong nhiệm vụ quyền hạn của mình, xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xử lý đối với các vấn đề phức tạp vượt quá thẩm quyền.

Kiểm tra tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thương mại, buôn bán, trao đổi và lưu thông hàng hóa, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các vấn đề chung của địa phương, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đến doanh nghiệp trên địa bàn.

Các vấn đề về doanh nghiệp vượt quá thẩm quyền hoặc có phạm vi ảnh hưởng từ 2 huyện trở lên thì kiến nghị UBND tỉnh xem xét xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)