Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 94)

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoà

3.2.4. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Nguồn nhân lực chất lượng cao phải được hiểu đầy đủ là nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, muốn thúc đẩy DNNQD phát triển cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh việc xây dựng các trung tâm đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo lao động có trình độ cao, chủ động xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh như chế biến, chế tạo, xây dựng lắp đặt, sản xuất mô tô, xe máy, sản xuất linh kiện điện tử. Trong nhiều năm trở lại đây cùng với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, các DNTN, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được một lực lượng rất lớn người lao động từ các địa phương khác trên cả nước đến làm việc, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực này không đồng đều và cơ bản là lao động có trình độ thấp, do đó việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, định hướng công tác đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đổi mới chương trình đào tạo nghề theo hướng thiết thực, bám sát yêu cầu công việc.

Kết nối các trung tâm đào tạo, các trường đại học, cao đẳng với DNNQD có nhu cầu về lao động, đây là một vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp một số trường đại học rất cao trong khi nhiều các công ty, doanh nghiệp lại bị thiếu hụt nguồn nhân lực, thực trạng đó không chỉ đến từ việc chất lượng sau đào tạo đại học của một số cơ sở đại học còn thấp mà còn đến từ việc các trường đại học chưa tiếp cận được với doanh nghiệp có nhu cầu về lao động.

Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, đánh giá nhu cầu việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc

của sinh viên sau khi ra trường. Kêu gọi sự tham gia của các DNNQD trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

Đối với các lao động đang làm việc tại các DNNQD, tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành đào tạo thêm, đào tạo nâng cao, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho người lao động để không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đưa lao động tay nghề cao đi tập huấn, học tập ở nước ngoài.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải kết hợp với việc nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tạo ra con người mới với trình độ, năng lực mới, tuy nhiên nếu con người mới không có các công cụ, phương tiện lao động mới, hiệu quả hơn, hiện đại hơn thì không thể nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, con người và công cụ lao động từ lâu đã là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau. Trên cơ sở đó các DNNQD cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới công cụ, phương tiện kỹ thuật, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thường xuyên đổi mới và cải tiến công nghệ.

Đối với nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc chặt chẽ công tác tuyển dụng sử dụng cán bộ công chức, lựa chọn những người có đủ năng lực trình độ chuyên môn, có đủ phẩm chất đạo đức để làm việc trong các cơ quan quản lý, chú trọng vấn đề trình độ chuyên môn phù hợp với vấn đề QLNN về kinh tế, doanh nghiệp và thương mại.

Thứ hai, cần thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, xây dựng chương

trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn 5 năm, 10 năm và hàng năm, công chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, tiến hành đánh giá, sàng lọc những cán bộ, công chức không đáp ứng đủ yêu cầu về chuyên môn. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu về nhân sự cần nhanh chóng bổ sung để đảm bảo về số lượng và chất lượng, đảm bảo mục tiêu về tinh giản biên chế và phù hợp với quỹ lương của đơn vị tuyển dụng.

Thứ ba, tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước bằng những chính sách cụ thể, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người được tuyển dụng, tránh tư tưởng cục bộ, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)