2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả đạt được
Với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và trực tiếp nhất là UBND tỉnh Bắc Ninh công tác QLNN đối với DNNQD đã đạt được nhiều kết quả tích cực:
- Tiếp tục cải thiện hiệu quả môi trường đầu tư trong tỉnh, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề có tỷ trọng đóng góp kinh tế thấp đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho một bộ phận người lao động.
Năm 2019, Bắc Ninh đứng thứ 4/63 trong xếp hạng PCI (đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Quảng Ninh), thuộc nhóm rất tốt, trong đó có 08 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2018 là: Tiếp cận đất đai, tăng 1,16 điểm; Tính minh bạch, tăng 1,17 điểm; Chi phí thời gian, tăng 0,11 điểm; Chi phí không chính thức, tăng 1,92 điểm; Cạnh tranh bình đẳng, tăng 2,21 điểm; Tính năng động, tăng 1,35 điểm; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tăng 0,1 điểm; Thiết chế pháp lý, tăng 1,85 điểm.
Biểu đồ 2.1. Điểm số và thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2019
Nguồn: VCCI-USAID (2015-2020) 60.92 59.91 60.35 64.36 64.5 70.79 10 13 17 17 15 4 0 5 10 15 20 50 55 60 65 70 75 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Điểm số Thứ hạng
Bảng 2.5. Điểm số và hạng của các chỉ số thành phần Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2019 CHỈ SỐ
THÀNH PHẦN
2014 2015 2016 2017 2018 2019
Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng
Gia nhập thị trường 8,13 43 8,1 50 8,29 46 7,27 55 7,22 40 6,88 49 Tiếp cận đất đai 5,38 50 5,85 36 6,04 20 6,57 18 6,39 37 7,55 8 Tính minh bạch 6,35 17 7,11 2 5,87 52 5,93 54 5,85 53 7,02 6 Chi phí thời gian 7,13 14 6,37 38 6,50 36 6,65 28 7,12 21 7,23 19 Chi phí không chính thức 5,4 23 4,22 58 5,10 40 5,90 18 5,32 51 7,24 6 Tính năng động 5,26 9 5,07 16 5,32 18 5,81 22 5,99 18 7,34 5 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5,74 25 5,35 40 5,64 27 6,86 17 6,52 29 6,62 19 Đào tạo lao
động 6,73 10 6,82 8 7,17 6 7,56 6 7,69 5 7,03 17 Thiết chế pháp lý& An ninh trật tự 5,23 52 5,38 44 4,85 51 5,39 52 6,06 40 7,91 1 Cạnh tranh bình đẳng 4,62 46 3,5 61 4,77 43 3,85 59 5,30 44 7,51 6 PCI 60,92 10 59,91 13 60,35 17 64,36 17 64,50 15 70,79 Nguồn: VCCI-USAID (2015-2020)
- Đóng góp của doanh nghiệp trong tổng thu nhập bình quân và ngân sách của tỉnh tăng nhanh và ổn định. Bắc Ninh tiếp tục là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về đóng góp vào ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm cao trên cả nước.
- Hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với DNNQD được nâng lên đáng kể, đại đa số các doanh nghiệp chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tuân thủ đúng quy định của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sai phạm của doanh nghiệp trong một số vấn đề đã được giảm thiểu, nhận thức và hiểu biết về pháp luật của DNNQD được tăng cường.
- Năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, tỉ lệ các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp giáo dục ngày càng tăng, cơ cấu ngành nghề trong sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Các vấn đề khó khăn, bất cập của DNNQD về cơ bản được tháo gỡ và giải quyết, nhiều vấn đề phức tạp đã tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân, công tác trao đổi, đối thoại giữa nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục được đổi mới theo hướng hiện đại, nhanh gọn, hiệu quả và đi vào chiều sâu.
- Hoạt động hỗ trợ DNNQD về thủ tục pháp lý, về vốn và mặt bằng thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy mạnh mẽ doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư từ các tỉnh lân cận và trên cả nước. Qua quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý, hầu hết các DNNQD đều thể hiện thái độ hài lòng, đánh giá cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước.
- Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Bắc Ninh cũng là một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung, DNNQD nói
riêng phát triển. Trong các năm 2014, 2015 chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Bắc Ninh luôn ở mức trên 80 điểm (năm 2014: 82,87 điểm, năm 2015: 83,95 điểm). Đặc biệt trong năm 2016 tỉnh Bắc Ninh đã có sự cải thiện đáng kể về thứ bậc trong xếp hạng chỉ số PAR INDEX từ vị trí thứ 45 năm 2015 lên vị trí thứ 9 năm 2016. Năm 2018 đạt 78,44 điểm, xếp thứ 23 nằm trong nhóm B, giảm 01 điểm nhưng lại tăng 03 bậc so với năm 2017. [21]
Bảng 2.6. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2019
TT Năm Điểm số Đánh giá nhóm xếp
hạng 1 2011 35,15 Trung bình cao 2 2012 35,32 Thấp 3 2013 36,93 Trung bình cao 4 2014 35,25 Trung bình thấp 5 2015 39,05 Cao nhất 6 2016 38,03 Cao nhất 7 2017 39,2 Cao nhất 8 2018 45,75 Cao nhất 9 2019 42,07 Thấp Nguồn: https://www.papi.org.vn 2.4.2. Những hạn chế
Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về QLNN đối với DNNQD tương đối đầy đủ, song đối với một số chính sách mới của nhà nước vẫn diễn ra tình trạng chậm có văn bản hướng dẫn triển khai, dẫn đến việc hiệu quả thực hiện bị hạn chế. Ở một số cấp chính quyền, do chưa nắm rõ tinh thần chỉ đạo trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nên trong quản
lý nhà nước đối với DNNQD còn có biểu hiện lúng túng, xử lý chưa chặt chẽ, chính xác.
Công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật về kinh tế, về QLNN đối với DNNQD còn diễn ra chưa đồng bộ ở các cơ quan, ban ngành, hình thức và phương pháp chậm đổi mới.
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, một số nội dung tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện rất tốt đặc biệt là hỗ trợ về thủ tục pháp lý, tuy nhiên còn nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp cần tháo gỡ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế còn chưa cân xứng với nhu cầu của DNNQD trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến trình đổi mới doanh nghiệp. Trên thực tế, tình trạng chồng chéo, không rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước đối với DNNQD xảy ra phổ biến do cơ chế phân định chức năng và giao nhiệm vụ quản lý nhà nước được quy định trong nhiều nhóm văn bản pháp luật khác nhau.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã và đang chứng tỏ là công cụ hữu hiệu và quan trọng của chính quyền tỉnh Bắc Ninh trong quản lý nhà nước đối với DNNQD song vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Hoạt động thanh tra ở một số vụ việc, một số vấn đề còn diễn ra chưa quyết liệt, chưa thực sự giúp DNNQD nhìn nhận được những sai sót, khuyết điểm, thanh tra theo kế hoạch, thanh tra định kỳ còn diễn ra mang tính hình thức. Công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra hoạt động sản xuất hàng hóa chưa đảm bảo yêu cầu về chuyên môn đối với một số loại hàng hóa mới, trang thiết bị hỗ trợ còn chưa được cung ứng đầy đủ làm giảm hiệu quả kiểm tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường còn lỏng lẻo dẫn đến bỏ sót vi phạm, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra của rất nhiều cơ quan nhà nước như công an, kiểm toán, thuế, hải quan, quản lý thị trường, bảo hiểm… từ Trung ương đến địa phương: cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm đã giúp các doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp, nhanh chóng gia nhập thị trường, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và ngăn chặn tình trạng sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Nhưng cho đến nay, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có bất cứ quy định nào về hậu kiểm, do vậy việc hậu kiểm chỉ dựa vào khả năng vận dụng sáng tạo của từng cán bộ, từng địa phương. Lực lượng làm công tác hậu kiểm không ổn định và kiêm nhiệm do thiếu người lại không được tập huấn, tổ chức một cách bài bản, dẫn đến nghiệp vụ của cán bộ không đồng đều.
Chất lượng công tác tham mưu trong xây dựng chính sách, QLNN đối với DNNQD còn hạn chế.
Về phía doanh nghiệp
Vẫn diễn ra tình trạng vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh ở một bộ phận DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa còn chưa cao ở một số doanh nghiệp dẫn đến những sai phạm kéo dài, lặp lại nhiều lần.
Một số DNNQD chưa phối hợp tốt với cơ quan nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý thị trường, dẫn đến làm giảm thiểu hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra.
Khả năng cạnh tranh, đổi mới sáng tạo ở một số doanh nghiệp chưa tốt, chưa khẳng định được chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường, chưa tận dụng
và nắm bắt tốt các cơ hội, cũng như điều kiện thuận lợi, chậm đổi mới về khoa học, công nghệ và trang thiết bị, các ngành nghề truyền thống chưa có bước phát triển vượt bậc. Tồn tại tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước ở một số doanh nghiệp.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với DNNQD tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
Các vấn đề kinh tế luôn nằm trong guồng quay của sự vận động và phát triển, các quan hệ kinh tế thị trường, sự vận động phát triển đó đưa các vấn đề kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn. Bản thân mỗi DNNQD cũng ngày càng tham gia một cách sâu rộng hơn nữa vào thị trường do đó đặt ra bài toán lớn cho công tác quản lý.
Tình hình kinh tế cả nước cũng như thế giới tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, những biến động đó có tác động nhất định đến các DNNQD bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ hơn theo hướng hỗ trợ tích cực DNNQD để tranh thủ cơ hội và vượt qua thách thức. Đây là vấn đề chung của cả nước và cũng là vấn đề của tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên cả nước, điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản hạn chế, đây là những bất lợi gây ra ít nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.
Cơ chế thị trường tiếp tục thể hiện tính ưu việt thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tuy nhiên cũng tồn tại nhiều mặt trái và trước mắt chưa thể khắc phục triệt để ngay được, đó là tình hình cạnh tranh không lành mạnh, sức ép lớn từ những thị trường khó tính đối với DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, doanh
nghiệp FDI, đó là vấn đề giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những biện pháp tích cực, quyết liệt trong quản lý nhà nước đối với DNNQD, các chính sách quản lý hiệu quả, một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn lúng túng và bị động trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, trong quá trình hướng dẫn thực thi văn bản quy phạm pháp luật nhiều nội dung còn chưa được hiểu đúng, làm đúng, chưa làm nổi bật được tinh thần chung trong QLNN.
Tinh thần và quyết tâm cải cách hành chính ở một số cơ quan đơn vị chưa cao, chưa quyết liệt, chưa đi vào thực chất còn mang tính hình thức.
Trình độ, hiệu quả QLNN của chính quyền cấp huyện chưa đồng đều, tương xứng với tiềm lực phát triển của địa phương.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý, tham mưu trong xây dựng chính sách còn hạn chế, số lượng công chức còn thiếu ở nhiều khâu.
Tỉnh Bắc Ninh phải thực hiện song song cả hai nhiệm vụ quan trọng đó là tinh giản bộ máy biên chế và quản lý hiệu quả hơn nữa cộng đồng DNNQD ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và hết sức nặng nề.
Môi trường pháp lý đối với DNNQD chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chống chéo. Điều kiện thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư rườm rà, là rào cản cho DNNQD phát triển. Mặt khác, chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logicstic, tiền lương, bảo hiểm,…) cao; nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế tạo nên các rào cản không phù hợp đối với sự phát triển của DNNQD.
Chính sách thuế còn nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD. Một số chính sách, quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến DNNQD. Những qua điểm đánh giá về DNNQD chưa khách quan, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh của khu vực ngoài nhà nước. Bên cạnh những khó khăn về thể chế kinh tế, bộ máy hành chính chưa hiệu quả, thủ tục hành chính thiếu minh bạch và cơ chế trách nhiệm, giải trình, nhiều doanh nghiệp phải trả các chi phí “không chính thức” để giải quyết công việc…
Việc giải quyết những rào cản về thủ tục hành chính là bắt buộc, nhưng để DNNQD có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra, vấn đề hình thành nơi trao đổi buôn bán, trục liên kết… sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá. Bởi thị trường là cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch…; là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị.
Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước để phát triển DNNQD chưa cao. Bởi vì, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển DNNQD, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Thiếu vốn luôn là thách thức lớn đối với các DNNQD khi không có tài sản thế chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp; thiếu dự án khả thi.
Năng lực của DNNQD trong việc đổi mới và quản trị doanh nghiệp để thúc đẩy công nghệ, kết hợp đổi mới và tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm chưa cao.