Phương hướng can thiệp của nhà nước vào thị trường điều tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.4. Phương hướng can thiệp của nhà nước vào thị trường điều tiết

1.2.4. Phương hướng can thiệp của nhà nước vào thị trường điều tiết doanh nghiệp doanh nghiệp

Xét theo mục đích can thiệp Có 3 hướng lớn sau đây:

- Can thiệp để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của DNNQD. Hoạt động của doanh nghiệp nói chung, DNNQD nói riêng đều hướng đến lợi nhuận, trong cơ chế thị trường nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, thiếu sự quản lý và định hướng từ nhà nước rất dễ dẫn đến việc lợi ích của các doanh nghiệp mâu thuẫn với nhau, cạnh tranh không lành mạnh, làm xấu đi hình ảnh của DNNQD và môi trường đầu tư kinh doanh.

- Can thiệp để giúp đỡ, hỗ trợ DNNQD, các DNNQD cũng như những thực thể sống, có nền tảng phát triển khác nhau, có doanh nghiệp hoạt động với nhiều lợi thế, với nguồn lực dồi dào, song cũng có nhiều doanh nghiệp chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, với những đối tượng yếu thế như vậy nhà nước cần can thiệp theo hướng giúp đỡ, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp có môi trường thuận lợi phát triển.

- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, của cộng đồng. Các chủ thể khác nhau trong xã hội theo đuổi, mưu cầu những giá trị lợi ích có thể giống hoặc khác nhau, lợi ích của mỗi tầng lớp, mỗi bộ phận dân cư trong xã hội có

thể thống nhất, hài hóa với lợi ích của DNNQD, cũng có thể mâu thuẫn, xung đột, hoặc bị phương hại, trong tình huống lợi ích chính đáng của công dân, của cộng đồng không được đảm bảo nhà nước phải can thiệp với vai trò trọng tài để giải quyết mâu thuẫn của các bên.

Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp

- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là cho phép hay không cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, cho phép một hình thức sở hữu nào đó được, hoặc không được kinh doanh trên lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác vì lý do chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia. Sự can thiệp này là cần thiết, vì nó liên quan đến hiệu quả của nền kinh tế đó đạt được sự phù hợp hay không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự can thiệp này là quan trọng vì vấn đề để sở hữu chính là vấn đề chính trị của kinh tế, liên quan đến cơ sở chính trị của nhà nước.

- Định hướng tổ chức quản lý của nội bộ doanh nghiệp, định hướng điều lệ doanh nghiệp, ban hành điều lệ mẫu, quy định các tiêu chuẩn đối với từng loại doanh nghiệp về vốn, về nhân sự, về hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán,… Sự quản lý trên đây là cần thiết xét từ cả hai phía: Nhà nước và doanh nhân. Với doanh nhân, đó là những chỉ dẫn chính đáng của nhà nước để họ đủ khả năng tồn tại và phát triển trên thương trường, bảo đảm cho nội bộ họ sống tốt với nhau, từ đó mà sản xuất, kinh doanh phát đạt. Với nhà nước, đó là việc đặt trước những tiền đề, những kênh giao tiếp quản lý, từ đó nhà nước có thể kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp một các có hiệu lực.

- Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong quản trị kinh doanh, doanh nhân và bộ máy giúp việc bao giờ cũng phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: sản xuất hoặc làm dịch vụ gì? Việc trả lời câu hỏi này

có ý nghĩa lớn lao đối với cả nhà nước và doanh nhân. Trên thực tế, không phải doanh nhân nào cũng có khả năng tìm được lời giải tối ưu. Vì vậy, nhà nước phải can thiệp để một mặt ngăn ngừa việc sản xuất những sản phẩm, hoặc tạo ra các dịch vụ bất lợi cho xã hội, mặt khác hỗ trợ doanh nhân tìm được phương hướng sản xuất kinh doanh lâu bền, có doanh lợi cao và tránh được rủi ro.

- Can thiệp vào việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, cụ thể là:

+ Trong việc sử dụng tài nguyên và công sản vào các quá trình kinh tế, nhà nước cần phải ngăn chặn các hành vi trộm cắp tài nguyên; các hành vi khai thác một cách lãng phí các nguồn tài nguyên, các hành vi sử dụng tài nguyên vào các hoạt động sản xuất kinh doanh không đem lại hiệu quả cao; các hành vi lạm dụng, phá hoại, trốn phí khi sử dụng các công sản, nhằm bảo toàn chúng.

+ Trong việc gây ô nhiễm môi trường, nhà nước phải quan tâm đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến việc làm ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, việc lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho ít gây ô nhiễm; việc áp dụng các phương pháp tiêu huỷ chất thải; việc bố trí địa thế doanh nghiệp sao cho ít ảnh hưởng đến dân cư và các loại sản xuất xung quanh…

+ Trong phân bố địa điểm sản xuất chung của doanh nghiệp cũng như phân bố các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Trên thực tế, một số địa điểm được các doanh nghiệp lựa chọn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp, nhưng lại gây ra bất lợi chung cho xã hội. Trên giác độ từng doanh nghiệp, việc bố trí nơi làm việc có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.

- Nhà nước quản lý vấn đề thống nhất hoá sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sản phẩm và bản quyền kiểu dáng sản phẩm, vấn đề này có ý nghĩa trên nhiều

mặt. Đối với người tiêu dùng, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đối với người sáng chế, đây là cơ sở để chống mọi hành vi ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Đối với xã hội nói chung, đây là biện pháp để đảm bảo cho quá trình chuyên môn hoá được duy trì và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)