1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
Xuất phát từ vai trò của nhà nước, nhà nước là một chủ thể quản lý đặc biệt sử dụng quyền lực công có phạm vi tác động rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, trên tất cả các ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và pháp luật, ban hành các chính sách phát triển kinh tế, nắm trong tay công cụ tài chính về thuế, phí lệ phí. Nhà nước có bộ máy thực thi hoạt động quản lý về kinh tế, quản lý đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước.
Xuất phát từ lợi ích của DNNQD, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng đó là lợi nhuận, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp lại có những khó khăn và thuận lợi riêng, có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng, để có được sự phát triển cũng như đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường DNNQD cần có sự hỗ trợ quản lý cũng như định hướng từ nhà nước. Mặt khác trong cơ chế thị trường rất nhiều các vấn đề tiêu cực, mặt trái có thể xảy ra như cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, những mặt trái này tạo ra sự mất công bằng đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính, do vậy cần có bàn tay QLNN để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đảm bảo đúng định hướng nhà nước đề ra.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu của xã hội, lợi ích xã hội bao gồm lợi ích của nhiều tầng lớp, cộng đồng, đối tượng khác nhau, trong đó tồn tại cả lợi ích của doanh nghiệp và mỗi người dân, nhu cầu xã hội đa dạng, một số lĩnh vực do có lợi nhuận thấp, giá trị kinh tế không cao nên kém hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, sử dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì tất yếu sẽ dẫn đến
sự thiếu hụt về nguồn cung ứng hàng hóa, không đảm bảo lợi ích cho người