Bảng 2 .1 Kết quả hoạt động giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.8 Bảng mẫu số liệu điều tra
STT Chỉ tiêu Kết quả Tỷ lệ
1 Tổng số bảng câu hỏi phát ra 250 100%
2 Tổng số bảng câu hỏi thu về 221 88.4%
3 Tổng số bảng câu hỏi bị loại vì không hợp lệ 21 8.4%
4 Tổng số bảng câu hỏi đưa vào phân tích 200 80%
Đã có 221 bảng câu hỏi được thu nhận, trên 250 số lượng bảng câu hỏi phát ra trong đó có 21 bảng câu hỏi bị loại bỏ do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu đưa vào phân tích là 200 bảng câu hỏi. Để đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Cao su Đồng Phú tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thực hiện khảo sát. (Xin xem phụ lục số 2 )
2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú thực hiện nhiệm vụ hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm do Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và thực tế kết quả kinh doanh của năm liền kề trước đó. Mục tiêu đề ra hàng năm là hoàn thành kế hoạch SXKD được giao nhằm đảm bảo thu nhập cho CBCNV của đơn vị. Công tác hoạch định NNL chỉ đơn thuần là những tính toán trên cơ sở kế hoạch được giao của Phòng Hành chính - Nhân sự, chủ yếu mang tính ứng phó và chỉ dừng lại về mặt số lượng. Công tác nhân sự chưa được xem xét cùng với định hướng, chiến lược kinh doanh của DN cũng như phân tích môi trường xung quanh. Mặt khác, sự phối hợp giữa Phòng Hành chính - Nhân sự và các phòng khác chưa được tốt nên khi phát sinh nhu cầu nhân sự thì đơn vị thường bị động. Công ty chưa có chiến lược, dự báo hay kế hoạch đầu tư cho các chức năng thu hút, đào tạo, phát triển hay duy trì NNL của DN.
Qua khảo sát 200 CBCNV đối với ý kiến “Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú có thực hiện công tác hoạch định NNL”, kết quả đến 26% không có ý kiến,
2,5% không đồng ý, 1% rất không đồng ý và có đến 51,5% đánh giá đồng ý; 19% đánh giá rất đồng ý. Đối với ý kiến “Công tác hoạch định NNL của DN mang lại hiệu quả tốt”, kết quả 2% không đồng ý, 32% không có ý kiến, 0,5% rất không đồng ý và có đến 58% là đồng ý; 7,5% đánh giá rất đồng ý. Như vậy, phần lớn CBCNV tại công ty quan tâm và biết nhiều về công tác hoạch định NNL tại đơn vị. Đây là cũng là điều dễ hiểu vì đặc điểm chung của cơ quan nhà nước là hay quan tâm đến việc quy hoạch cán bộ, tâm lý chung của người lao động trong DN nhà nước cũng quan tâm đến vấn đề này.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạch định nguồn nhân lực:
CÔNG TY CPCS ĐỒNG PHÚ có thực hiện tốt công tác hoạch định NNL
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 2 3 54 101 40 Tỷ lệ (%) 1 2,5 26 51,5 19
Công tác hoạch định nguồn nhân lực của Cty mang lại hiệu quả tốt
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 1 3 65 118 13 Tỷ lệ (%) 0,5 2 32 58 7,5 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy công tác hoạch định NNL tại công ty Công ty CPCS Đồng Phú thời gian qua chưa được thực hiện bài bản, chưa có chiến lược, dự báo NNL lâu dài cho đơn vị. Vì vậy, thời gian tới công ty cần đầu tư nhiều hơn cho công tác hoạch định NNL, xây dựng chiến lược nhân sự rõ ràng để có thể ứng phó với những thay đổi trong tương lai.
Việc xây dựng hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Từ nhiều năm qua, công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú chưa có trang bị phần mềm quản lý nhân sự. Do đó khi cần tìm những thông tin đơn giản liên qua đến hồ sơ CBCNV về tên, tuổi, trình độ, chức vụ …hay tra cứu thông tin cá nhân từng CBCNV, thống kê một vài số liệu cơ bản về CBCNV đơn vị cũng mất nhiều thời
gian do phải sử dụng phương pháp thủ công. Thời gian tới, phải xây dựng chương trình quản lý nhân sự , trong đó ngoài việc phục vụ tra cứu thông tin cá nhân còn một số chức năng khác như quản lý về đào tạo NNL, quản lý lương, các chế độ chính sách cho người lao động. Bên cạnh đó, những thông tin thay đổi của từng CBCNV cũng phải được cập nhật kịp thời như hệ số lương, chức vụ theo các quy định, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác quản trị NNL tại công ty trong tương lai.
2.3.2. Phân tích và thiết kế công việc
Phân tích công việc, xây dựng các Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chu n công việc được xem là vấn đề then chốt của hoạt động quản trị NNL. Tuy nhiên, tại công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú chưa chính thức thực hiện việc phân tích công việc. Các nội dung công việc của từng chức danh thường chỉ được nêu trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, các yêu cầu công việc, điều kiện tiến hành công việc, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các ph m chất, kỹ năng cần thiết mà nhân viên phải có để thực hiện tốt công việc thường do lãnh đạo cấp trên trực tiếp trao đổi với nhân viên dưới quyền mà chưa quy định cụ thể bằng văn bản. Vì vậy, các nhân viên phụ trách những công việc khác nhau rất khó tìm hiểu được công việc của những nhân viên khác. Ngay cả đồng nghiệp trong cùng phòng ban đôi khi cũng không nắm rõ hết công việc của nhau. Điều này gây trở ngại rất lớn mỗi khi cần có sự choàng gánh công việc cho nhau khi đồng nghiệp nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản hay bị sự cố…hoặc khi có sự điều động nhân viên từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, bản thân nhân viên được điều động cũng gặp khó khăn vì không biết công việc mới là gì. Vì vậy, thời gian qua, tại công ty công tác này thực hiện còn mang cảm tính, thiếu cơ sở khoa học nên chưa thật sự nhận được sự đồng tình, ủng hộ của CBCNV.
Kết quả khảo sát 200 CBCNV với nhóm tiêu chí liên quan đến phân tích công việc như “Các chức danh nắm rõ mục tiêu và trách nhiệm công việc”, số người đồng ý chiếm 31,5% ,số không có ý kiến 48%, rất đồng ý 10%; Với nội dung
“phân công công việc hợp lý” số người đồng ý và rất đồng ý chiếm 65%, còn lại 35% không, rất không đồng ý và không có ý kiến gì; Với nội dung “công việc phù
hợp với trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân” số người đồng ý và rất đồng ý chiếm 65,5%, còn lại 34,5% thì không có ý kiến, không và rất không đồng ý. Như vậy, trên 50% người lao động nhận thấy công việc đang làm là hợp lý, phù hợp chuyên môn. Điều này có thể lý giải do đặc điểm phân công công việc hợp lý ngành đòi hỏi chuyên môn, nhân sự được đào tạo ở chuyên môn nào thì thường làm ở lĩnh vực đó nên việc bố trí công việc hiện tại tương đối ổn, mặc dù vậy, vẫn còn một số chưa nắm rõ mục tiêu, trách nhiệm công việc của mình.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về tiêu chí phân tích công việc :
Các chức danh nắm rõ mục tiêu và trách nhiệm
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 7 14 96 63 20 Tỷ lệ (%) 3,5 7 48 31,5 10
Anh/Chị được phân công công việc hợp lý
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 19 41 10 90 40 Tỷ lệ (%) 9,5 20,5 5 45 20
Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 10 33 24 93 38 Tỷ lệ (%) 5 16,5 12 46,5 19 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhận xét trên cho thấy việc phân tích công việc tại công ty chưa được thực hiện một cách khoa học. Các chức danh chưa được xây dựng Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chu n công việc một cách cụ thể, dẫn đến CBCNV chưa thực sự nắm rõ chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra, nhân viên cũng không biết định hướng để phấn đấu vào các chức danh tuyển dụng trong DN. Điều này còn gây khó khăn trong việc
dụng, bổ nhiệm, đào tạo, xây dựng hệ thống đánh giá công việc…trong tương lai. Như vậy, thời gian tới, phân tích công việc cần được ưu tiên thực hiện tại công ty để làm cơ sở cho các hoạt động quản trị NNL khác trong DN.
2.3.3. Tuyển dụng
Là một DN nhà nước, công ty gần như chưa bao giờ đăng quảng cáo tuyển nhân viên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin về tuyển dụng của DN. Về phía DN khó có cơ hội tuyển dụng được nhân sự có chất lượng cao. Nguồn tuyển dụng của đơn vị chủ yếu từ con em, bà con, bạn bè quen biết của CBCNV, người quen giới thiệu…Từ năm 2015 khi doanh thu lĩnh vực xây dựng phát triển, đơn vị tiến hành tuyển thêm công nhân thời vụ làm việc tại các công trình. Qua thời gian làm việc, những trường hợp nổi trội, thực hiện tốt công việc sẽ được xem xét tuyển dụng vào làm chính thức. Quy trình tuyển dụng hiện tại của công ty hiện tại khá đơn giản.
Quá trình làm việc, Phòng HC-NS lưu giữ những hồ sơ xin việc do các mối quan hệ quen biết gởi đến. Khi có nhu cầu nhân sự từ các phòng, Ban, xí nghiệp, đội Phòng HC-NS sẽ xem xét, đề xuất với lãnh đạo. Trưởng phòng HC-NS sẽ phỏng vấn sơ bộ, cần thiết sẽ nhờ một Cán bộ có chuyên môn cao hỗ trợ, trao đổi để đánh giá khả năng ứng viên. Nếu thống nhất thì tập hợp hồ sơ thông qua Hội đồng tuyển dụng. Gần như các trường hợp thông qua đều được tiếp nhận, cho đi khám sức khỏe. Những trường hợp được Hội đồng thống nhất sẽ được xem xét cho đi khám sức khỏe, nếu sức khỏe đảm bảo thì đơn vị tiến hành ký hợp đồng lao động. Nhân sự được tuyển thường không phải qua kỳ thi về nghiệp vụ chuyên môn.
Hình 2.5: Quy trình tuyển dụng tại Công ty
Nguồn: Phòng HC-NS Công ty – Tháng 12/2016 Tập hợp hồ sơ Phỏng vấn sơ bộ Thông qua Hội đồng tuyển dụng Ứng viên bị loại Khám sức khỏe Quyết định tuyển dụng
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú cũng có xây dựng Quy trình tuyển dụng triển khai trong CBCNV. Tuy nhiên, việc triển khai chỉ mang tính hình thức. Công tác tuyển dụng thực chất giao cho Trưởng phòng HC-NS đề xuất thực hiện. Hội đồng tuyển dụng bao gồm lãnh đạo công ty, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng các phòng chức năng, trong đó, Trưởng phòng HC-NS là thường trực. Việc tuyển dụng chủ yếu được thông qua trong cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng bằng việc thông qua hồ sơ và đề xuất của Trưởng phòng HC-NS.