7. Bố cục dự kiến của luận văn:
2.1.6.2. Về đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư vào các Côngty con:
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú đã có đến 5 công ty con tính đến thời điểm 31/12/2016 các công ty con gồm: Tên Công ty VĐL Tỷ lệ sở hữu (%) Lĩnh vực kinh doanh CTCP Cao su Đồng Phú- Đắk Nông
120 88,41 Trồng, khai thác, chế biến cao su
CTCP KCN Băc Đồng Phú
100 51 Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư
CTCP Cao su Kỹ thuật Đồng Phú
100 76,83 Sản xuất nệm và gối từ cao su thiên nhiên
CTCP Cao su Đồng Phú- Kratie
900 54,09 Trồng, khai thác, chế biến cao su
CTCP Gỗ Đồng Phú 50 52 Chế biến gỗ, sản xuất đồ gia dụng từ gỗ cao su và gỗ trồng rừng
Các Công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú
Tình hình đầu tư các dự án trong năm 2016:
- Tiếp tục thực hiện chăm sóc hơn 6.300 ha cao su đã trồng tại Công ty cổ phần cao su Đồng Phú- Kratie ( Campuchia). Năm 2016, khoảng 50% diện tích cao su tại Dự án cao su Kratie - Campuchia có thể đưa vào khai thác (gần 3.000 ha). Tuy nhiên, do mới đưa vào khai thác năng suất vườn cây chưa cao (chỉ có thể đạt khoảng 1,5 tấn/ha), doanh thu dự kiến đạt hơn 130 tỷ đồng. Đây là là mảng mang lại doanh thu là lợi nhuận chính cho Công ty mẹ trong thời gian tới.
từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sản ph m nệm và gối của Công ty cổ phần cao su kỹ thuật Đồng Phú đã có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, sản ph m của công ty đã bước đầu xâm nhập thị trường Trung Quốc, Campuchia. Hoạt động kinh doanh sản xuất đệm, gối mang lại dòng tiền khá ổn định trong thời gian qua. Công suất nhà máy sản xuất đệm Đồng Phú hiện sản xuất khoảng 300 đệm/ngày và khoảng 600 chiếc gối/ngày. Hàng năm mảng kinh doanh này đóng góp khoảng 5-6% lợi nhuận hợp nhất cho công ty. Doanh thu và lợi nhuận ước tính năm 2016 đạt lần lượt khoảng 70 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. Với tỷ lệ sở hữu 76,8%, lợi nhuận công ty DPR đạt khoảng 10 -12 tỷ đồng. - Tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư tại CTCP khu công nghiệp Bắc Đồng Phú. Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú với tổng diện tích khoảng 189 ha. Trong năm 2016, DPR đã cho thuê thêm 20 ha, nâng tổng số diện tích cho thuê lên khoảng 120 ha, chiếm 60% tổng diện tích khu công nghiệp. Dự kiến giá cho thuê vẫn giữ ở mức khoảng 20 USD/m2, trong năm tới doanh thu và lợi nhuận mảng kinh doanh này sẽ đem về cho DPR khoảng 12-15 tỷ đồng doanh thu và 4 tỷ lợi nhuận.
- Tiếp tục đ y mạnh sản xuất ở CTCP Gỗ Đồng Phú, nhằm tận dụng thế mạnh về nguyên liệu gỗ khi thanh lý cao su và đem lại giá trị lớn cho công ty.
2.2 Cơ c u nguồn nhân lực tại Công ty giai đoạn 2014 - 2016
Con người luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi DN, tổ chức. DN dù được trang bị hiện đại đến đâu thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không đạt hiệu quả cao nếu không có đội ngũ CBCNV có trình độ, năng lực để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đạt được mục tiêu đã đề ra. Với quan niệm đó, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú luôn quan tâm đến con người, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ Cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu kinh doanh đòi hỏi ngày càng cao.
2.2.1 Cơ c u nguồn nhân lực theo giới tính
Bảng 2.2 Giới tính lao động của Công ty 2014 – 2016 (đvt: người)
Năm 2014 2015 2016 Số lượng Tỷ lệ %lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số lao động 4.095 3.947 3.406 1. Nam 2.297 56% 2.249 57% 1.839 54% 2. Nữ 1.798 44% 1.698 43% 1.567 46% (Nguồn: Phòng TCHC)
2.2.2 Cơ c u nguồn nhân lực theo độ tuổi
Về độ tuổi, nguồn lao động của Công ty hiện nay khá trẻ. Nhóm lao động nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 56%, nhóm lao động trong độ tuổi 26 đến 40 chiếm 28%, còn lại 20% là lao động trên 40 tuổi. Trong các nhóm độ tuổi dưới 40 tuổi, nam và nữ tương đương nhau, trong khi nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam trong nhóm trên 40 tuổi (bảng 2.3).
Bảng 2.3 Độ tuổi lao động theo giới tính năm 2016 (đvt: người)
TT Nhóm tuổi
Giới tính
Tổng cộng
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Tuổi <=25 1.048 57% 799 51% 1.847 56%
2 Tuổi 26-40 515 28% 454 29% 969 28%
3 Tuổi >40 276 15% 314 20% 590 20%
Tổng cộng 1.839 1.567 3.406
(Nguồn: Phòng TCHC)
2.2.3 Cơ c u nguồn nhân lực theo trình độ
Về trình độ nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học trong 3 năm qua chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, riêng năm 2016 chiếm 0,29% tổng số lao động trong Công ty. Cao nhất là lao động kỹ thuật do đặc thù của ngành nên chiếm rất cao đến 89,84%. Số còn lại là lao động đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Nhìn chung, chất lượng lao động tại Công ty chưa cao, chưa đồng đều. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn và đào tạo nâng cao trình độ học vấn thường xuyên cho đội ngũ lao động quản lý, tổ chức các lớp nâng cao tay
nghề nhằm ổn định về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty trong những năm tới.
Bảng 2.4 Cơ c u lao động theo trình độ từ năm 2014-2016 (đvt: người)
Năm Sau đại học ĐH & CĐ Trung Cấp Kỹ thuật LĐPT 2014 8 148 145 3794
2015 8 156 150 3633 2016 10 159 177 3060
2.2.4 Cơ c u NNL theo chức năng, nhiệm vụ
NNL của Công ty phần lớn là đội ngũ nhân viên trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân chăm sóc, công nhân khai thác mủ, công nhân Xí nghiệp chế biến mủ, Xí nghiệp xây dựng cầu đường vật tư – vận tải; đội ngũ này chiếm từ 80% đến 90% tổng số lao động của đơn vị qua các năm. Nhóm nhân lực tiếp theo là nhóm Nhân viên chức năng tại các Phòng hành chính-Nhân sự, Tài chính-kế toán, Kế hoạch, kinh doanh nghiên cứu thị trường, phòng Kỹ thuật nông nghiệp, đội ngũ này chiếm từ 8,6% vào năm 2014 và giảm dần còn 7,2% vào năm 2016. Nhóm nhân sự quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng, Phó các phòng, đội ngũ này chiếm từ từ 2%-3% trong tổng số lao động của đơn vị.
Bảng 2.5 Tình hình lao động của Công ty 2014 – 2016 (đvt: người)
Năm 2014 2015 2016
Tổng số lao động 4.095 3.947 3.406
1. Lao động gián tiếp 412 348 336
1.1 Cán bộ quản lý 120 96 90 1.2 Người lao động nghiệp
vụ
296 252 246
2. Lao động trực tiếp 3.683 3.599 3.070
2.2.5 Cơ c u nguồn nhân lực theo thâm niên làm việc
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú là một DN nhà nước khá lâu đời trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, thâm niên làm việc của CBCNV đơn vị tương đối cao.
Bảng 2.6: Số liệu nguồn nhân lực Công ty theo thâm niên làm việc
Thâm niên Số lượng
(người) Tỷ lệ
Dưới 3 năm 576 16,91%
Từ 3 năm đến dưới 5 năm 697 20,46%
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 899 26,39% Từ 10 năm đến dưới 15 năm 200 5,87%
Trên 15 năm 1034 30,37%
Tổng cộng 3406
Nguồn: Phòng HC-NS – Công ty – Tháng 12/2016
Trong tổng số 3406 CBCNV đến thời điểm cuối năm 2016, có đến 20,46% CBCNV đã công tác tại công ty từ 3 đến 5 năm. Số CBCNV làm việc trên 15 năm chiếm đến 30,37%. Tỷ lệ 49,17% còn lại bao gồm số CBCNV công tác từ 5 đến 10 năm là 26,39%, số CBCNV công tác từ 10 đến 15 năm là 5,87% và số CBCNV công tác dưới 3 năm chiếm 16,91%.
Từ số liệu trên cho thấy, có trên 36,24% số người lao động đã gắn bó cùng Công ty trên 10 năm. Vấn đề đặt ra cho DN là phải chu n bị đội ngũ thay thế cho số CBCNV sẽ về hưu. Đây sẽ là một trong những cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp về tuyển dụng cho công tác quản trị NNL của công ty sắp tới.
Bảng 2.7: Biến động nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu Năm Số lao động đầu năm Số lao động tuyển thêm Số lao động thôi việc Số lao động cuối năm Tỷ lệ lao động tuyển thêm (%) Tỷ lệ lao động thôi việc (%) 2014 4095 785 963 3947 1917 23,5 2015 3947 584 1123 3406 17.15 32.97 2016 3406 590 804 3192 18.48 25.19 Nguồn: Phòng HC-NS – Công ty – Tháng 12/2016
Qua bảng số liệu trên cho thấy sự biến động lao động của công ty tương đối lớn. Sự biến động lao động là do số lao động tuyển thêm và số lao động thôi việc.
Số lượng lao động của công ty giảm qua từng năm. Cụ thể:
So với năm 2014, năm 2015 số lượng lao động thôi việc tăng 160 lao động, trong khi đó số lao động tuyển thêm lại giảm 201 lao động. Dẫn đến tổng số lao động của công ty đã giảm đi rất nhiều.
So với năm 2015, thì năm 2016, số lao động thôi việc giảm 319 lao động. Số lượng lao đông tuyển thêm lại tăng thêm 6 lao động. Tuy số lao động nghỉ việc có giảm và số lao động tuyển thêm có tăng nhưng số lao động nghỉ việc vẫn nhiều hơn số lao động tuyển thêm. Vì vậy dẫn đến tổng số công ty đã giảm đi rất nhiều.
Có nhiều lý do dẫn đến số lao động giảm, nhưng chủ yếu vẫn là do:
- Doanh thu công ty giảm làm ảnh hưởng đến chế độ lương thưởng của công nhân chăm sóc và khai thác cao su.
- Thời tiết thay đổi thất thường, gió bão thường xuyên làm nhiều cây cao su gẫy đổ, làm giảm số lượng – phần cây của từng công nhân xuống thấp.
Hiện nay, tại tỉnh Bình Phước cũng như ở xã Thuận Phú có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân được xây dựng như : Nhà máy chế biến mủ Thuận Dung, Nhà máy chế biến mủ Linh Hương, Nhà máy giày da Thái Bình… Vì thế việc cạnh tranh lao động từ các doanh nghiệp bên ngoài là rất cao.
2.3 .Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Cao su Đồng Phú
Để phân tích thực trạng công tác quản trị NNL tại công ty giai đoạn 2014 – 2016, ngoài việc đánh giá các hoạt động quản trị NNL của công ty dựa trên mô hình quản trị NNL của công ty đã đề xuất ở chương 1, tác giả còn tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực quản trị NNL của công ty về những hoạt động chủ yếu của quản trị NNL, trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chí, xây dựng Bảng câu hỏi (xem Phụ lục 1) và trực tiếp khảo sát, xin ý kiến đánh giá của 250 trên tổng số 3406 CBCNV tại công ty. Bao gồm: 60% CBCNV trong hai nhóm chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân viên gián tiếp; 30% trong nhóm nhân viên trực tiếp sản xuất.
Kết quả khảo sát được đưa vào chọn lọc, làm sạch, lựa chọn những phiếu khảo sát hợp lệ, tiến hành phân tích để đưa ra kết quả đánh giá.
Trong đợt khảo sát này tác giả đã phát ra số phiếu là 250, dưới đây là bảng kết quả khảo sát:
Bảng 2.8: Bảng mẫu số liệu điều tra
STT Chỉ tiêu Kết quả Tỷ lệ
1 Tổng số bảng câu hỏi phát ra 250 100%
2 Tổng số bảng câu hỏi thu về 221 88.4%
3 Tổng số bảng câu hỏi bị loại vì không hợp lệ 21 8.4%
4 Tổng số bảng câu hỏi đưa vào phân tích 200 80%
Đã có 221 bảng câu hỏi được thu nhận, trên 250 số lượng bảng câu hỏi phát ra trong đó có 21 bảng câu hỏi bị loại bỏ do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu đưa vào phân tích là 200 bảng câu hỏi. Để đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Cao su Đồng Phú tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thực hiện khảo sát. (Xin xem phụ lục số 2 )
2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú thực hiện nhiệm vụ hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm do Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và thực tế kết quả kinh doanh của năm liền kề trước đó. Mục tiêu đề ra hàng năm là hoàn thành kế hoạch SXKD được giao nhằm đảm bảo thu nhập cho CBCNV của đơn vị. Công tác hoạch định NNL chỉ đơn thuần là những tính toán trên cơ sở kế hoạch được giao của Phòng Hành chính - Nhân sự, chủ yếu mang tính ứng phó và chỉ dừng lại về mặt số lượng. Công tác nhân sự chưa được xem xét cùng với định hướng, chiến lược kinh doanh của DN cũng như phân tích môi trường xung quanh. Mặt khác, sự phối hợp giữa Phòng Hành chính - Nhân sự và các phòng khác chưa được tốt nên khi phát sinh nhu cầu nhân sự thì đơn vị thường bị động. Công ty chưa có chiến lược, dự báo hay kế hoạch đầu tư cho các chức năng thu hút, đào tạo, phát triển hay duy trì NNL của DN.
Qua khảo sát 200 CBCNV đối với ý kiến “Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú có thực hiện công tác hoạch định NNL”, kết quả đến 26% không có ý kiến,
2,5% không đồng ý, 1% rất không đồng ý và có đến 51,5% đánh giá đồng ý; 19% đánh giá rất đồng ý. Đối với ý kiến “Công tác hoạch định NNL của DN mang lại hiệu quả tốt”, kết quả 2% không đồng ý, 32% không có ý kiến, 0,5% rất không đồng ý và có đến 58% là đồng ý; 7,5% đánh giá rất đồng ý. Như vậy, phần lớn CBCNV tại công ty quan tâm và biết nhiều về công tác hoạch định NNL tại đơn vị. Đây là cũng là điều dễ hiểu vì đặc điểm chung của cơ quan nhà nước là hay quan tâm đến việc quy hoạch cán bộ, tâm lý chung của người lao động trong DN nhà nước cũng quan tâm đến vấn đề này.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạch định nguồn nhân lực:
CÔNG TY CPCS ĐỒNG PHÚ có thực hiện tốt công tác hoạch định NNL
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 2 3 54 101 40 Tỷ lệ (%) 1 2,5 26 51,5 19
Công tác hoạch định nguồn nhân lực của Cty mang lại hiệu quả tốt
Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đúng/ Đồng ý Rất đúng/ Rất đồng ý Số phiếu 1 3 65 118 13 Tỷ lệ (%) 0,5 2 32 58 7,5 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy công tác hoạch định NNL tại công ty Công ty CPCS Đồng Phú thời gian qua chưa được thực hiện bài bản, chưa có chiến lược, dự báo NNL lâu dài cho đơn vị. Vì vậy, thời gian tới công ty cần đầu tư nhiều hơn cho công tác hoạch định NNL, xây dựng chiến lược nhân sự rõ ràng để có thể ứng phó với những thay đổi trong tương lai.
Việc xây dựng hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Từ nhiều năm qua, công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú chưa có trang bị phần mềm quản lý nhân sự. Do đó khi cần tìm những thông tin đơn giản liên qua đến hồ sơ CBCNV về tên, tuổi, trình độ, chức vụ …hay tra cứu thông tin cá nhân từng CBCNV, thống kê một vài số liệu cơ bản về CBCNV đơn vị cũng mất nhiều thời
gian do phải sử dụng phương pháp thủ công. Thời gian tới, phải xây dựng chương trình quản lý nhân sự , trong đó ngoài việc phục vụ tra cứu thông tin cá nhân còn một số chức năng khác như quản lý về đào tạo NNL, quản lý lương, các chế độ chính sách cho người lao động. Bên cạnh đó, những thông tin thay đổi của từng CBCNV cũng phải được cập nhật kịp thời như hệ số lương, chức vụ theo các quy