Một số bài học kinh nghiệm về quảntrị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần cao su đồng phú (Trang 36 - 39)

7. Bố cục dự kiến của luận văn:

1.4. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực tại một số côngty Việt Nam

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm về quảntrị nguồn nhân lực

Nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các Công ty khác trong lĩnh vực đào tạo sử dụng quản lý nhân lực là một công việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hợp với thực tiễn tại đơn vị mình.

Qua kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của những Công ty vừa nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất xám”. Từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục đào tạo. Khuyến khích các mô hình đào tạo sử dụng quản lý nhân lực có hiệu quả tiến tới xây dựng quản lý phù hợp.

- Vai trò NNL phải luôn được quan tâm và đề cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp (hoạt động theo hình thức Công đoàn trong nhà’’), nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động…

- Chú trọng việc thực hiện hoạch định NNL, phân tích công việc.

- Trong tuyển dụng, áp dụng kỹ thuật mới nhằm có được những ứng viên tốt, góp phần phát triển DN.

- Chú trọng công tác đào tạo, phát triển, coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.

- Để kích thích, động viên nhân viên, cần áp dụng các biện pháp khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên, kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với DN.

- Chế độ tiền lương không nên chỉ theo thâm niên mà còn có yếu tố hệ thống ph m chất công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực hiện công việc.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, tác giả đã nêu khái quát một số vấn đề về quản trị nguồn nhân lực như khái niệm, quá trình phát triển, nội dung, chức năng chủ yếu, vai trò của quản trị nguồn nhân lực đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của một số Công ty.

Với những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực đã nêu trên càng khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Về mặt kinh tế, quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Về mặt xã hội, quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Để doanh nghiệp phát triển bền vững và quản trị cấp dưới hiệu quả, tất cả các nhà quản trị cần có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng quản trị nguồn nhân lực phù hợp.

Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. Họ chú trọng đến cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết.

Như vậy, khi các doanh nghiệp đã có cùng một sân chơi, cùng một môi trường cạnh tranh bình đẳng vấn đề đặt ra là phải lựa chọn là tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp mà bố trí sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn đề hết sức có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn có tính khoa học và khái quát cao . Do đó việc nghiên cứu những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của luận văn này .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần cao su đồng phú (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)